Loét thực quản có nguy hiểm không?

Loét thực quản là tình trạng cơ thể người bệnh có những triệu chứng như đau bụng thường xuyên, ợ hơi, đầy bụng, ăn không ngon...Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn.
04/05/2018 16:30

1. Nguyên nhân viêm loét thực quản

- Nguyên nhân gây loét thực quản phần lớn do dùng thuốc không đúng cách ở những người cao tuổi.

- Người uống thuốc nhưng uống ít nước hoặc không uống nước, uống thuốc khi đang nằm ngửa hoặc uống xong đi nằm ngay. Khi đó thuốc sẽ bị dính ở thực quản, thuốc tan ra tại 1 chỗ sẽ ảnh hưởng đến thành thực quản và làm bỏng thực quản gây ổ viêm loét.

- Viêm loét thực quản cũng hay gặp ở nữ do các thuốc điều trị da liễu hoặc phụ khoa.

- Ngoài ra, viêm loét thực quản còn có thể do nhiễm trùng, do mắc bệnh viêm thực quản trào ngược hoặc viêm thực quản dị ứng. Trào ngược axit xảy ra khi dịch dạ dày di chuyển ngược vào thực quản. Điều này có thể xảy ra khi cơ vòng dưới thực quản (cơ có nhiệm vụ co chặt để ngăn thức ăn trong dạ dày di chuyển ngược) bị suy yếu hoặc hư hỏng nên không đóng khít thực quản được.

loet thuc quan co nguy hiem khong

Loét thực quản có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây loét thực quản phần lớn do dùng thuốc không đúng cách ở những người cao tuổi

- Những người có hệ miễn dịch suy yếu, thừa cân béo phì, nghiện thuốc lá và bia rượu… cũng có thể mắc viêm loét thực quản.

- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu nhiều cũng sẽ làm hỏng lớp niêm mặc trong lòng thực quản và gây loét. Yếu tố di truyền cũng góp phần gây bệnh này.

2. Phương pháp điều trị viêm loét thực quản

Điều trị bệnh loét thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu viêm loét thực quản gây ra do nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu viêm loét thực quản là do sử dụng thuốc NSAID quá nhiều, bác sĩ sẽ cho bạn ngưng dùng các thuốc này. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau khác cho bạn.

Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc chẹn H2 như Zantac hoặc Pepcid để giúp giảm lượng axit trong dạ dày. Họ cũng có thể kê toa thuốc ức chế bơm proton (PPI) để bảo vệ thực quản và giúp vết loét lành lại. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản xuất axit dạ dày theo một cơ chế khác. Nhóm thuốc ức chế bơm proton bao gồm:

  • Lansoprazole (Prevacid)
  • esomeprazole (Nexium)
  • Pantoprazole (protonix)
  • Rabeprazole (Aciphex)
  • Omeprazole (Prilosec)

Hãy lắng nghe kỹ các hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể phải uống thuốc nhóm ức chế bơm proton trong một thời gian dài. Tuân thủ tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn và hoàn thành liệu trình kháng sinh để vết loét có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra loét, bạn có thể cần phải dùng thuốc chống nấm hay kháng virus. (Theo hello bác sĩ)

3. Loét thực quản do thuốc

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm loét thực quản do thuốc thường là đau sau xương ức có thể lan ra sau lưng, tăng lên khi bệnh nhân hít sâu hoặc khi ăn uống, đôi khi kèm theo triệu chứng nuốt khó, nuốt đau... Tuy nhiên có trường hợp chỉ biểu hiện bằng đau vùng bụng trên rốn và nóng rát sau xương ức, tương tự bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Trên thực tế loét thực quản do thuốc không hiếm gặp nhưng thường ít được nghĩ đến vì triệu chứng đau ngực làm người bệnh lo lắng và nghĩ đến bệnh tim phổi hơn là bệnh lý của đoạn ống tiêu hóa ít được nghe nhắc đến này.

loet thuc quan co nguy hiem khong.png 1

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm loét thực quản do thuốc thường là đau sau xương ức có thể lan ra sau lưng

Nhưng nhiều người bệnh chỉ nghĩ đơn giản đây là tác dụng phụ tất yếu của thuốc trên dạ dày và chấp nhận nó trong khi đây hoàn toàn là một tình trạng bệnh có thể phòng tránh. Một số trường hợp khác, người bệnh đã quen sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài nhưng hoàn toàn không có triệu chứng, do đó sau lần uống thuốc không đúng cách và bị loét thực quản do thuốc thì bệnh nhân không nghĩ đến nguyên nhân là loét thực quản do thuốc, mà nghĩ nhiều đến khả năng bị viêm loét dạ dày tá tràng mới xuất hiện gần đây.

Có nhiều loại thuốc có thể gây viêm loét thực quản. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là nhóm thuốc kháng sinh Doxycycline (được dùng tương đối phổ biến trong điều trị mụn trứng cá và viêm nhiễm phụ khoa), các thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc điều trị loãng xương nhóm Biphosphonate... thậm chí nhóm thuốc giảm đau hạ sốt tương đối lành tính nhất là Paracetamol cũng đã có những báo cáo trong y văn ở châu Á là có thể gây ra viêm loét thực quản. Điều may mắn là đa số trường hợp loét thực quản do thuốc đều có thể chữa lành và ít khi gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là tạm ngừng uống các thuốc gây loét thực quản, điều trị hỗ trợ bằng các thuốc chống trào ngược acid dạ dày, bù nước điện giải và giảm triệu chứng đau tại chỗ bằng thuốc tê lidocain dạng gel hoặc sucrafate. Phần lớn tổn thương sẽ lành sau 2-4 tuần điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh một cách hữu hiệu khi chúng ta đã có được những nhận thức về nó và bằng những biện pháp hết sức đơn giản.

comment Bình luận

largeer