Ngủ trưa tốt cho sức khỏe nhưng ngủ bao lâu và ngủ như thế nào là đúng?

Cho dù bận rộn như thế nào thì bạn cũng nên ngủ trưa. Việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn. Tuy nhiên ngủ nhiều cũng sẽ không tốt.
13/08/2018 14:47

Tại sao chúng ta cần ngủ trưa?

Mọi người ngủ trưa vì nhiều lí do, và một vài lí do trong số đó là:

- Để bù lại sự thiếu ngủ

- Với hi vọng có thể tránh cảm giác buồn ngủ sau đó

- Để vui chơi, vì chán nản hoặc để giết thời gian.

Việc ngủ trưa là tương đối phổ biến. Trên thực tế, khoảng 50 phần trăm chúng ta ngủ trưa ít nhất mỗi tuần một lần.

Tỷ lệ ngủ trưa cao hơn ở các quốc gia như Hy Lạp, Brazil và Mexico, nơi có nền văn hoá siesta, kết hợp với khoảng"thời gian yên tĩnh" vào đầu giờ chiều để mọi người về nhà ngủ. Ở những nước như vậy, có tới 72 phần trăm số người ngủ trưa ít nhất bốn lần mỗi tuần.

Ngu trua tot cho suc khoe nhung ngu bao lau va ngu nhu the nao la dung?

 

Những lợi ích của giấc ngủ trưa bao gồm:

- Giảm mức độ căng thẳng: Một giấc ngủ ngắn sẽ giảm đáng kể mức độ căng thẳng của bạn và làm cho bạn giảm cả sự khó chịu, tức giận vì khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh của bạn và mang lại cho bạn sự sảng khoái về tinh thần.

-Tăng năng suất và hiệu quả làm việc: Ngủ trưa dễ dàng giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Nhờ tác dụng giảm căng thẳng, đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn. Nhờ đó, hiệu quả làm việc cũng tăng lên rõ rệt.

- Cải thiện bộ nhớ: Ngủ trưa có thể làm giảm tình trạng quá tải thông tin trong não bộ của bạn. Do đó, não còn nhiều "không gian" hơn cho những thông tin mới cần được xử lý. Từ đó, bộ nhớ của bạn cũng được cải thiện đáng kể.

- Tốt cho sức khỏe của tim: Ngủ trưa làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và bệnh tim mạch bằng cách giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể.

- Tăng khả năng nhận thức: Những người thường xuyên ngủ trưa hoặc ngủ chợp mắt sẽ có trí não làm việc nhạy bén hơn nên sẽ nghĩ nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ đó, hoạt động nhận thức sẽ được cải thiện đáng kể hơn. 

Ngu trua tot cho suc khoe nhung ngu bao lau va ngu nhu the nao la dung?

 

Lưu ý khi ngủ trưa

Thứ nhất, không nên ngủ ngay sau bữa trưa. Ngay sau khi ăn mà chúng ta lập tức đi ngủ có thể tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, còn gây trào ngược dạ dày thực quản khiến cơ thể khó chịu. Vì vậy, tốt nhất là nghỉ ngơi khoảng 20 phút sau bữa trưa rồi mới đi ngủ.

Thứ hai, thời gian ngủ trưa không nên quá dài. Thời gian ngủ tùy thuộc vào quỹ thời gian bạn có, nhưng tốt nhất chỉ nên ngủ trưa trong vòng khoảng 30 phút.

Thứ ba, nên chú ý tư thế khi ngủ. Trong trường hợp không có giường hay trường kỷ, bạn có thể dựa lưng hay ngả đầu ra phía sau để chợp mắt. Cố gắng thả lỏng cơ thể, không bắt chéo chân gây căng cơ, không gối đầu vào khuỷu tay để tránh đè vào con ngươi gây ảnh hưởng đến mắt, cũng không nên gục mặt xuống bàn gây đè nén lồng ngực làm ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn máu. Nếu ngủ không đúng tư thế, chúng ta còn có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ và không dễ để chữa trị.

Cuối cùng, sau một giấc ngủ ngắn, có thể dùng nước lạnh rửa mặt để đánh thức cơ thể trở về trạng thái hoạt động bình thường. Có thể làm những việc nhẹ nhàng ít căng thẳng trước vì não bộ cũng cần một thời gian để hồi phục nhất định. Ngoài ra, với những ai vốn không có thói quen ngủ trưa, bạn cũng không cần phải cố ép bản thân phải ngủ một lát, bởi như vậy sẽ làm nhiễu đồng hồ sinh học và có thể gây cảm giác mệt mỏi. Hãy thuận theo trạng thái tự nhiên nhất của cơ thể, có như vậy mới luôn cảm thấy sảng khoái và thư giãn.

comment Bình luận

largeer