Người bị ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Ung thư lưỡi là dạng ung thư miệng phát triển trong lưỡi. Đa số bệnh nhân là nam giới. Theo chuyên gia, người bị ung thư lưỡi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ung thư, giai đoạn bệnh, sức khỏe người bệnh và quá trình điều trị…
06/05/2018 16:20

1. Ung thư lưỡi là gì?

Lưỡi là cơ quan được tạo thành từ các cơ, giúp nếm, nuốt và nói. Lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng và được phủ bằng các nốt nhỏ màu hơi trắng. Tuy nhiên, khi lưỡi đổi màu có hiện tượng đau nhức có nghĩa là bạn đang gặp một vấn đề về lưỡi. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh ung thư lưỡi.

Ung thư lưỡi là bệnh ung thư thường gặp, chiếm khoảng 30 – 50% các bệnh ung thư trong khoang miệng (ung thư môi, ung thư lưỡi, ung thư sàn miệng). Ung thư lưỡi xuất phát từ sự phát triển đột biến của các tế bào tại vùng lưỡi. Bệnh ung thư lưỡi thường không có dấu hiệu rõ ràng ở thời gian đầu mới phát bệnh.

Theo thống kê, bệnh lý này thường gặp ở những người trên năm 50 tuổi, chủ yếu là nam giới. Song những năm gần đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê từ bệnh viện K, vài năm gần đây số ca tử vong vì bệnh ung thư lưỡi tăng gấp đôi.

  • Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được đích danh nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi. Tuy nhiên, người ta vẫn tìm ta được nhiều tác nhân có thể gây bệnh như:

- Hút thuốc lá: đây được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi, song nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác trong đó có bệnh ung thư lưỡi. Khói thuốc lá khiến cho miệng, cổ họng, lưỡi bị tổn thương nghiêm trọng.

Empty

Người bị ung thư lưỡi sống được bao lâu? Ung thư lưỡi hiện đang có xu hướng trẻ hóa

- Uống rượu: theo nghiên cứu, có khoảng 70 – 80% người bệnh bị ung thư lưỡi hoặc ung thư miệng đều do uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.

- Di truyền: gen di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi. Nếu người thân trong gia đình mắc bệnh thì tỉ lệ cao còn cháu có thể cũng bị mắc bệnh.

- Tia xạ: những người thường xuyên tiếp xúc với tia xạ cường độ cao thường có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng và lưỡi cao hơn những người bình thường.

- Bệnh ung thư miệng còn có thể xuất hiện do virus HPV. Trong số 100 loại virus HPV được tìm thấy thì có một số loại có khả năng gây nên bệnh ung thư miệng.

- Ngoài ra, bệnh ung thư miệng còn có thể xuất hiện do thiếu vitamin E, D… hay chất xơ từ hoa quả.

  • Triệu chứng bệnh ung thư lưỡi

Như đã chia sẻ, bệnh ung thư miệng không xuất hiện các dấu hiệu khi mới phát bệnh. Tuy nhiên, khi toàn phát bệnh lại có nhiều triệu chứng đặc trưng. Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các bênh lý thông thường khác.

- Đau lưỡi là triệu chứng điển hình nhất khi bị ung thư miệng. Tình trạng đau lưỡi trở nên nghiêm trọng hơn khi nhai hoặc nuốt.

- Xuất hiện nhiều mảng bám trên lưỡi, các mảng bám này bám chắc vào da, ngày càng lan rộng.

- Đau họng: tình trạng này sẽ xuất hiện trong một thời gian rất dài.

- Ngoài ra, người bệnh còn thường cảm thấy tê lưỡi, đau tai, giọng nói thay đổi, lưỡi cứng, hôi miệng…

2. Người bị ung thư lưỡi sống được bao lâu?

  • Giai đoạn của ung thư lưỡi

Thông thường, bệnh ung thư lưỡi sẽ diễn biến theo 4 giai đoạn nhất định:

- Giai đoạn 1: giai đoạn khối u – các khối u xuất hiện trong mô lưỡi, có kích thước khoảng từ 2 – 4cm.

- Giai đoạn 2: giai đoạn hạch bạch huyết. Các hạch này sẽ phát triển lớn dần và lan rộng trên mặt và dưới cổ.

- Giai đoạn 3: Ung thư di căn có hai dạng là, ung thư không lây sang các phần khác trong cơ thể và ung thư lan đến các bộ phận khác (như phổi).

- Giai đoạn 4: giai đoạn ung thư lưỡi.

  • Tiên lượng thời gian sống của người mắc bệnh ung thư lưỡi

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh ung thư lưỡi có thời gian sống dài hay ngắn còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên qua. Và tỉ lệ sống của mỗi người là khác nhau. Cũng giống như tất cả các bệnh ung thư khác, nếu được chẩn đoán sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn, điều trị đơn giản hơn.

Empty

Người bị ung thư lưỡi sống được bao lâu? Vấn đề này còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh có nhiễm HPV hay không

Một số yếu tố quyết định thời gian sống của người mắc bệnh ung thư lưỡi:

- Người bệnh bị nhiễm virus u nhú (HPV): giống như các loại ung thư khác ở đầu và cổ, ung thư miệng chia thành 2 loại: liên quan đến HPV và không liên quan đến HPV. Với khoa học công nghệ hiện đại, bệnh nhân ung lưỡi liên quan đến HPV có cơ hội chữa bệnh tốt hơn so với những người không bị.

- Quá trình lây lan của các khối u: nếu ung thư lây lan nhanh sang các dây thần kinh lớn, mạch máu hoặc mạch bạch huyết thì khả năng sống sót sẽ thấp hơn. Nhưng nếu các khối u chỉ lan đến hạch bạch huyết ở cổ, người bệnh có khả năng chữa khỏi cao hơn.

- Khả năng loại bỏ khối u: Nếu khối u có thể loại bỏ hoàn toàn, thì cơ hội sống càng cao.

- Ở giai đoạn ung thư lưỡi, thì việc chẩn đoán và điều trị quyết định thời gian sống của bệnh nhân.

Cụ thể:

  Tỷ lệ sống sau 5 năm Tỷ lệ sống sau 10 năm
Giai đoạn I 56% 42%
Giai đoạn II 58% 46%
Giai đoạn III 55% 44%
Giai đoạn IV 43% 37%

Thông thường khi bệnh nhân mắc ung thư lưỡi các bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định phương án điều trị. Việc điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật ung thư vòm họng là phương pháp cơ bản nhất.

Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt để căn bệnh bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp phẫu thuật với trị xạ và hóa trị. Như vậy mới có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

comment Bình luận

largeer