Sơ cứu khi bị cắn vào lưỡi

Sơ cứu khi bị cắn vào lưỡi. Cắn vào lưỡi là tai nạn thường xảy ra khi nhai thức ăn, khi nói chuyện.... Việc sơ cứu kịp thời khi cắn vào lưỡi cũng có thể giúp giảm các biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân.
01/04/2018 12:05

Sơ cứu khi cắn phải lưỡi

- Rửa tay sạch: Trước khi chạm tay vào trong miệng, cần rửa tay sạch bằng nước và xà phòng trước. Mục đích là để ngăn chặn vi trùng từ tay lên sang các vết thương hở ở lưỡi gây nhiểm trùng.

- Dùng nước ép: Do lưỡi là nơi tập trung nhiều mạch máu nên khi cắn vào lưỡi bạn có thể bị chảy máu lưỡi. Hãy dùng lực ép lên vùng tổn thương để làm máu chảy chậm lại và giúp máu đông. Quan trọng là phải hành động ngay sau khi bị thương

+ Nếu  đầu lưỡi bị thương, bạn hãy đẩy lưỡi lên vòm miệng và giữ như vậy từng đợt 5 giây. Bạn cũng có thể dùng lưỡi ép vào phần trong má.

cach so cuu khi bi can vao luoi

Sơ cứu khi bị cắn vào lưỡi. Cắn vào lưỡi có thể gây mất nhiều máu gây nguy hiểm 

- Kiểm tra vết thương:  Nếu máu đã ngừng chảy và vết thương có vẻ nông, bạn có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và vết đứt có vẻ sâu, bạn cần gọi cho nha sĩ và hỏi xem vết thương có cần khâu không.

- Kiểm tra các vết thương khác: Nên kiểm tra xem răng, lợi có bị chảy máu không. Chuyển động hàm lên xuống xem có đau không. Nếu xảy ra một trong những tổn thương như trên, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc nha sĩ.

- Chườm lạnh: Lưỡi sẽ bị sưng khi bị thương, do vậy nó dễ bị cắn lần nữa. Bạn hãy đặt một vật lạnh như viên đá bọc vải sạch lên vết thương. Giữ yên trong 1 phút đến khi thấy tê, sau đó bỏ ra. Bạn có thể thực hiện như vậy nhiều lần trong vài ngày.

- Uống thuốc giảm đau: Thuốc có thể giúp bạn giảm sưng, đồng thời chống cơn đau thường xảy ra ngay sau khi bị thương.

- Súc miệng bằng nước súc miệng: Điều này giúp làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đặc biệt là cắn phải lưỡi khi đang ăn.

Các phương pháp chữa lành vết cắn vào lưỡi

Pha nước muối súc miệng

- Hòa tan 1 thìa muối với 250ml nước lọc.

- Súc miệng trong 15-20 giây, thực hiện mỗi ngày 3 lần cho đến khi lành.

Nước muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Súc miệng nước muối còn có thể làm sạch vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết thương máu lành hơn.

cach so cuu khi bi can vao luoi 1

Sơ cứu khi bị cắn vào lưỡi. Súc miệng nước muối để làm sạch vết thương

Súc miệng nước ô-xy già (hydrogen peroxide) và nước

- Pha nửa phần ô-xy già (3%) và nửa phần nước.

-  Súc miệng bằng dung dịch này trong 15-20 giây và nhổ ra. Nhớ là cẩn thận không được nuốt.

-  Bạn có thể súc miệng như vậy đến 4 lần một ngày.

Oxy già là loại thuốc sát trùng mạnh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn trong vết thương. Oxy già còn có tác dụng cung cấp oxy cho các tế bào và giúp cầm máu. Ô-xy già cũng có dạng gel, bạn có thể dùng bông gòn bôi trực tiếp lên vết đứt.

Súc miệng với antacid/kháng histamine

- Hòa một phần diphenhydramine với một phần antacid.

- Súc miệng với hỗn hợp này trong một phút và nhổ ra. Bạn có thể thực hiện một hoặc hai lần mỗi ngày.

Antacid kiểm soát mức a-xít trong miệng, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành. Kháng histamine giúp giảm viêm.

Chữa trị và làm dịu vết đau

Dùng đá hoặc gạc lạnh chườm lên vết thương

- Cho vài viên đá lạnh vào túi ni lông và đặt lên lưỡi cho đến khi bớt đau.

- Bạn có thể bọc túi đá trong khăn tay ẩm cho dễ chịu hơn.

Cách này giúp cầm máu nếu vết nứt hở lại và giảm đau trong suốt quá trình chữa lành.

Bôi lô hội

- Bạn có thể mua gel lô hội ở hiệu thuốc hoặc dùng nhánh lô lội tươi.

- Lấy phần gel bên trong lá đắp lên vết thương, tối đa 3 lần mỗi ngày.

- Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bôi sau khi súc miệng và ban đêm trước khi đi ngủ.

Lô hội có tác dụng chống một số loại vi khuẩn có hại. Tuy nhiên bạn lại không nên nuốt trực tiếp lô hội.

Dùng gel bôi miệng

Bạn mua loại gel làm tê và sát trùng ở các hiệu thuốc. Ví dụ như Orajel có dạng tuýp nhỏ dễ bôi. Bạn chỉ cần nặn một ít gel lên miếng bông gòn sạch và bôi lên vết thương. Lặp lại mỗi ngày từ 2-4 lần cho đến khi lành.

cach so cuu khi bi can vao luoi 2

Sơ cứu khi bị cắn vào lưỡi. Uống mật ong để giúp ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn

Dùng muối nở

- Trộn một thìa cà phê muối nở với nước cho đến khi thành một hỗn hợp mịn.

- Nhúng bông gòn vào hỗn hợp và đắp lên vết thương.

Muối nở có tác dụng giảm tiết a-xít và vi khuẩn, đồng thời cũng giúp giảm sưng, viêm và đau.

Ăn mật ong

Nhỏ mật ong lên vết thương, lặp lại mỗi ngày 2 lần. Mật ong có tác dụng bao bọc niêm mạc miệng và ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn có hại.

Để có kết quả tốt nhất, bạn có thể trộn thêm nghệ vào mật ong. Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành khi được kết hợp với keo ong.

comment Bình luận

largeer