Người chạy thận nhân tạo nên ăn gì?

Để sức khỏe của bệnh nhân được ổn định sau chạy thận, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên có chế độ ăn đàm bảo để hạn chế lượng ure tăng cao trong máu. Người chạy thận nhân tạo nên ăn thực phẩm giàu protein, năng lượng, các loại rau củ…
08/06/2018 13:06

1. Chạy thận nhân tạo là gì?

Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể giúp lọc thải chất độc ra khỏi cơ thể nhằm hạn chế các bệnh lý do chất độc gây ra. Tuy nhiên, khi thận bị suy giảm chức năng thì việc lọc chất độc giảm xuống, dẫn đến việc dễ dàng bị mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Khi bệnh tình diễn  biến nghiêm trọng, người bệnh cần phải sử dụng thiết bị y tế hỗ trợ chữa bệnh. Chạy thận nhân tạo là phương án điều trị bệnh suy thận được sử dụng phổ biến.

Chạy thận là việc sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn. Đồng thời, các thiết bị máy móc này sẽ giúp hoạt động thay thế chức năng của thận khi bị suy thận.

Việc chạy thận sẽ giúp đảm bảo vai trò công việc của thận bằng các kiểm soát huyết áp. Sau đó duy trì cần bằng các chất trong cơ thể hoạt động một cách tốt nhất. Nếu không chạy thận nhân tạo thì cơ thể sẽ bị mất cân bằng các chất bên trong cơ thể. Đồng thời không thể loại bỏ được các chất độc trong cơ thể từ đó làm cho cơ thể bị nhiễm độc và mắc bệnh nặng. Chạy thận nhân tạo sẽ giúp đẩy lượng nước dư thừa, các độc tố, muối và chất thải ra khỏi cơ thể.

Empty

Người chạy thận nhân tạo nên ăn gì? Chạy thận nhân tạo là phương án dùng để điều trị bệnh suy thận

Chạy thện thường được chỉ định thực hiện cho bệnh nhân thận mãn tính và tổn thương thận cấp tính (còn gọi là suy thận cấp). Việc chạy thận sẽ làm thay đổi một số công việc mà bình thường thận khỏe mạnh vẫn làm như:

- Loại bỏ các chất cặn bã, ví dụ như ure trong máu

- Duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể

- Loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể.

Khi máu đi qua máy chạy thận nhân tạo, máu sẽ đi qua một bộ lọc gọi là máy thẩm tách, loại bỏ chất thải và chất lỏng dưa thừa. Một khi đã được làm sạch, máu đi qua các ống từ máy lọc máu trở lại cơ thể.

Với người bệnh được chỉ định chạy thận thì càn phải chạy 3 lần mỗi tuần. Thời gian mỗi lần chạy thận từ 3 – 4 giờ đồng hồ. Khi thận ngưng làm việc, việc lọc thận là suốt đời.

Thời điểm chạy thận nhân tạo sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể dựa vào tình trạng chức năng thận và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Song trước khi lọc máu định kỳ, bệnh nhân phải được mổ FAV để chuẩn bị cho quá trình chạy thận sau này.

FAV là một đường nối ống động mahcj và tĩnh mạch tại tay của bệnh nhân để khi chạy thận bác sĩ lấy máu từ một nơi trên FAV và sau khi lọc xong, máu trả về ở vị trí gần đó trên đường nối động mạch – tĩnh mạch này.

2. Người chạy thận nhân tạo nên ăn gì?

Theo bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân – chuyên khoa dinh dưỡng: người chạy thận nhân tạo cần thực chế độ ăn uống theo những nguyên tắc cơ bản là năng lượng cao, giàu chất đạm, giàu canxi, hạn chế nước, ít natri, ít kali, ít photpho, đủ vitamin. Cụ thể:

  • Chế độ ăn giàu protein (đạm)

Nếu người bình thường cần 1g/kg/ngày thì người chạy thận nhân tạo cần nhiều đạm hơn, khoảng 1,2g – 1,4g/kg/ngày (lấy số cân nặng nhân với 1,2 - 1,4, như vậy người nặng 50kg cần từ 60g - 70g chất đạm/ngày).

Một số thực phẩm giàu protein nên bổ sung cho người chạy thận như: thịt lợn, thịt bò, trứng gà, sữa, pho mai…

Trung bình, mỗi ngày cần khoảng 120 – 150g thịt hoặc cá nạc; 1 quả trứng gà (hoặc 3 quả trứng chim cút), 1ly sữa 200ml, 1 hũ yaourt hoặc 1 miếng pho mai… Việc này giúp cung cấp đủ protein cho cơ thể.

  • Ăn uống đủ năng lượng

Cung cấp đủ năng lượng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì thể trạng và sức khỏe của người bệnh. Nhu cầu 35 - 40 kcal/kg/ngày (tính cân nặng trước chạy thận). Người 50kg cần 1.800 - 2.000 kcal/ngày. Chất tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 50 - 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Chất bột bao gồm cơm, bún, mì, nui, phở, khoai, miến...

Empty

Người chạy thận nhân tạo nên ăn gì? Trứng gà tốt cho người bị bệnh thận

Trước khi tiên hành chạy thận nên ăn một bữa đủ chất gồm: cơm, cháo, khoai củ kèm theo thịt, cá, trứng, rau củ để bù chất đạm bị thất thoát. Đồng thời đề phòng hiện tượng hạ đường huyết trong và sau khi lọc thận.

  • Chất béo

Gần 1/3 nguồn năng lượng cần cho cơ thể được cung cấp từ chất béo. 1g chất béo cung cấp 9kcal, trong khi 1g bột đường hoặc 1g đạm chỉ cung cấp 4kcal, 1 muỗng cà phê chứa 5g dầu cung cấp 45kcal.

Mỗi ngày dùng thêm 5 muỗng cà phê dầu sẽ cung cấp 225kcal (bằng năng lượng của 1 chén cơm đầy hoặc 2 chén cháo đặc).

Cần bổ sung dầu ăn khi chế biến các món ăn (cho thêm vào cháo, súp, canh, trộn, chiên, xào...) để tăng cường năng lượng.

Nên ưu tiên dầu nành, dầu hướng dương, dầu cải để trộn thêm vào món ăn. Hạn chế thịt mỡ, đồ lòng, bơ, dầu dừa, nước cốt dừa để giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

comment Bình luận

largeer