Nguyên nhân mắc sán lá gan

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc Nghệ An vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân V.T.Q. (76 tuổi) trú tại Châu Lý, Quỳ Hợp, Nghệ An với triệu chứng đau bụng không xác định vị trí (thời gian gần đây xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn....).
15/11/2023 17:06

Tại đây, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, chỉ định sinh hoá, siêu âm nội soi tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, qua quá trình thăm khám và thủ thuật đã gắp ra một con sán với kích thước dài 2,7cm nằm kí sinh trong người bệnh nhân.

Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống. Ăn sống các loại rau thủy sinh như: rau muống, rau cần, rau cải xoong, ngó sen... hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

400585491_856618186254720_7223334023379349880_n

Y bác sĩ nội soi cho bệnh nhân

Khi người bệnh mắc phải sán lá gan sẽ có các triệu chứng điển hình theo từng giai đoạn:

1. Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu hoặc đôi khi đau thượng vị.

2. Có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt kéo dài.

3. Một số trường hợp rối loạn tiêu hóa, kém ăn, sụt cân, sẩn ngứa/mề đay.

4. Có trường hợp không có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong gan khi khám sức khỏe hay khám bệnh khác, sau đó mới xác định do sán lá gan lớn.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhiễm sán lá gan phần lớn liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Người dân không ăn sống các loại rau mọc dưới nước; không uống nước lã;

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer