Nhu cầu sắt mỗi ngày?

Sắt là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguyên liệu để tạo máu. Cơ thể nếu thiếu sắt có thể bị suy nhược, mệt mỏi, xanh xao hay hồi hộp...
02/05/2018 23:30

1, Vai trò của sắt đối với cơ thể

Sắt là một khoáng chất vi lượng rất quan trọng trong cơ thể. Người ta tìm thấy trong hemoglobin có tới 70% sắt của cơ thể. Hemoglobin là một chất có mặt trong tế bào hồng cầu, chúng giúp cho hồng cầu có màu đỏ cũng như có vai trò vận chuyển máu đến các mô trong cơ thể.

Như vậy có thể thấy, sắt chính là thành phần của  hemoglobin. Chúng có ở trong cơ vân và có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân. Chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.

nhu cau sat moi ngay

Nhu cầu sắt mỗi ngày? Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguyên liệu để tạo máu

Sắt cũng chính lầ thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzyme. Chúng có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP.

Được biết, sắt cũng là vi chất vô cùng quan trọng cho sự tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là  dopamine, norepinephrine và serotonin. Những chất dẫn truyền thần kinh này có vai trò giúp não hoạt động tốt, tạo nên sự hưng phấn, giúp bạn có được tâm trạng thoải mái theo hướng tích cực.

2, Tác hại của việc thiếu sắt

Việc cơ thể không nạp đủ sắt sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi cơ thể thiếu sắt, điều tất yếu kéo theo chính là thiếu máu. Việc cơ thể bị thiếu máu sẽ dẫn đến các tác động lớn cho những bộ phận khác như: khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh.

Nếu trẻ nhỏ bị thiếu sắt sẽ rất nguy hiểm, có thể gây suy tim với các biểu hiện hoa mắt , chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt nếu trẻ bị thiếu máu não có thể thể khiến bé bị mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém. Việc ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hành vi chính là hậu quả quan trọng và nguy hiểm nhất khi cơ thể bị thiếu máu.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, việc cơ thể bị thiếu sắt trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nhất là trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số phát triển tâm thần  và vận động về sau. Nếu trẻ bị thiếu sắt càng nhiều và lâu thì trí tuệ của bé sẽ càng kém, sự phát triển vận động cũng chậm chạp rất nhiều.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số khiếm khuyết trong phát triển nhận thức do thiếu sắt có thể sẽ không hồi phục được với điều trị bổ sung sắt và có thể tồn tại đến 10 năm sau khi đã bổ sung sắt đầy đủ.

Hậu quả của việc thiếu sắt còn khiến cơ thể sẽ hấp thụ trì cao từ đường tiêu hóa. Điều này có thể khiến cơ thể bị ngộ độc chỉ. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học đã cho thấy nồng độ chì trong máu cao và sự thiếu sắt có liên quan đến nhau. Trong môi trường ô nhiễm như hiện nay thì nếu trẻ bị thiếu sắt sẽ có nguy cơ bị ngộ độc chì cao. Ngộ độc chì là một tổn thương nguy hiểm cho hệ tạo máu và hệ thần kinh, cũng gây ra những hậu quả không hồi phục.

Đối tượng thường bị thiếu sắt là phụ nữ và trẻ em, nhất là phụ nữ mang thai. Nguyên nhân có thể là do lượng sắt nạp vào cơ thể không đủ, cơ thể hấp thu sắt kém, hay bị mất nhiều sắt, hoặc nhu cầu của cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh.

3, Nhu cầu sắt mỗi ngày

Sắt cũng như các nhóm khoáng chất quan trọng khác, cần phải cung cấp đầu đủ cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt có thể dẫn tới việc suy nhược, mệt mỏi, xanh xao hay hồi hộp, tim có tiếng thổi, khó thở khi gắng sức, đề kháng kém, thai phụ dễ bị sinh non…thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc…

nhu cau sat moi ngay 1

Nạp đủ sắt qua thực phẩm giàu khoáng chất sắt để tăng cường sức khỏe 

Theo nghiên cứu, Trong cơ thể phụ nữ có khoảng 2,5gram sắt, với nam giới là 4gram. Dù lượng sắt chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng chúng lại cực kỳ cần thiết cho hoạt động cơ thể. Lượng sắt này trong cơ thể sẽ mất đi mỗi ngày thông qua các tế bào chết, bong da, phân và nước tiểu, phụ nữ hành kinh… Bởi vậy mà khoáng chất này cần được bù đắp mỗi ngày.

Theo khuyến cáo của RDI- mỹ, mỗi ngày nhu cầu sắt đối với cơ thể như sau: Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày, 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8mg/ngày, 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày. Nam 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày. Nam giới trưởng thành 10mg/ngày. Nữ giới trưởng thành 15mg/ngày. Nữ giới sau mãn kinh 10mg/ngày. Phụ nữ có thai 45mg/ngày.

Do đó, để phòng ngừa được việc thiếu sắt thì bổ sung thực phẩm là cách nhanh và tốt nhất. Những thực phẩm giàu sắt bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình như: thịt đỏ, cá, tiết bò, gan gia súc gia cầm các loại, lòng đỏ trứng gà, rau muống, mộc nhĩ, nấm hương, nghệ, đậu tương…

Việc ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C cũng là cách giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Bên cạnh đó là ăn các loại  rau xanh và hoa quả cũng tăng sự đồng hoá sắt từ các thức ăn khác.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thực phẩm bổ sung sắt sao cho khoa học. Bởi nếu quá thừa sắt cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn cho cơ thể. Chúng có thể gây gây các bệnh về tim và rối loạn hoạt động não.

comment Bình luận

largeer