Những ai không nên ăn măng cụt?

Những ai không nên ăn măng cụt? Măng cụt là loại quả thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại quả này.
23/02/2018 16:22

Thành phần dinh dưỡng của măng cụt

Măng cụt có mùi thơm và đặc trưng ở miền Nam. Đây là loại quả khá khó trồng nhưng hương vị thơm ngon, hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Trong măng cụt có chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt và photpho... rất tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, phần vỏ màu tím sậm còn chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Nhung ai khong nen an mang cut 2

Những ai không nên ăn măng cụt? Trong măng cụt có chứa nhiều đạm, canxi, sắt và photpho...

Trong 100g phần thịt măng cụt có chứa khoảng 60 - 63g calo; 0,5 - 0,60g chất đạm; 0,1 - 0,60g chất béo; 10 - 14,7g chất carbohydrates; 5,0 - 5,10g chất xơ; 0,01 - 8mg canxi; 0,02  - 0,8mg sắt; 0,02 - 12mg  phosphorus; 0,03mg thiamine (B1) và 1 - 2mg vitamin C.

Quả măng cụt thường được ăn tươi có vị ngọt, mọng nước, ăn múi trắng bên trong và bỏ hột. Tại đảo Sulu có giống măng cụt vị hơi chua, được dùng làm mứt trộn với đường thô. Tại Mã Lai, quả chưa chín hẳn được dùng làm mứt halwa manggis.

Ở nhiệt độ bình thường, măng cụt có thể giữ được 2 - 3 ngày và khoảng 1 tuần nếu để trong tủ lạnh.

Những ai không nên ăn măng cụt?

Người bị dị ứng

Nếu để những người hay bị dị ứng ăn quá nhiều măng cụt có thể gây ra một số phản ứng nhẹ như nổi mề đay, mẩn đỏ da, sưng, ngứa và phát ban ở những người quá nhạy cảm.

Nhung ai khong nen an mang cut 3

Những người hay bị dị ứng không nên ăn măng cụt

Ngoài ra, chúng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng khác như sưng miệng, môi, họng, hoặc tức ngực, đau đớn. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần ngừng ăn măng cụt ngay để đảm bảo sức khoẻ.

Bệnh nhân ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn măng cụt có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của quá trình xạ trị cũng như thuốc hoá trị.

Điều này do một số loại thuốc hoá trị liệu phụ thuộc vào sản xuất các gốc tự do để tiêu diệt các khối u. Các chất chống oxy hoá mạnh mẽ trong măng cụt sẽ chống lại và loại bỏ các gốc tự do và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chúng sẽ cản trở việc điều trị ung thư.

Nhung ai khong nen an mang cut 4

Những ai không nên ăn măng cụt? Người bệnh ung thư không nên ăn măng cụt

Người bị máu khó đông

Ăn măng cụt ảnh hưởng không tốt đến việc ngăn máu chảy do hợp chất xanthone gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Ngoài ra, nó có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hoá.

Người bị bệnh về hệ tiêu hóa

Một nghiên cứu cho thấy, nếu ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Nếu sử dụng quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp này, nên giảm khẩu phần ăn xuống mức an toàn.

Nhung ai khong nen an mang cut 5

Người bị bệnh về đường tiêu hoá không nên ăn măng cụt

Người bị bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu là một chứng rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nhung ai khong nen an mang cut

Những ai không nên ăn măng cụt? Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn măng cụt

Loại quả này không phải là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như trẻ sơ sinh. Nó cũng là không thích hợp cho người bị dị ứng với các loại hoa quả khác. Ăn măng cụt có thể gặp các tác dụng phụ khác bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt. Nên ngừng sử dụng nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên. Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng.

comment Bình luận

largeer