Những ai không nên ăn hạt sen?

Những ai không nên ăn hạt sen? Hạt sen được biết đến với nhiều công dụng bồi bổ, chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số người thì loại thực phẩm này được liệt vào danh sách kiêng khem cần phải lưu ý.
04/04/2018 18:10

Tác dụng của hạt sen

Trong hạt sen có chứa rất nhiều protein, magie, kali và phốt pho, ngoài ra hàm lượng mỡ báo hòa, natri và rất ít cholesterol.

Trong 100g hạt sen tươi có chứa 350 calo, 17-18gam protein, 63-68 gam carbohydrate nhưng chỉ có 1,9-2,5 gam mỡ, còn lại là các thành phần khác như:  nước (khoảng 13%) và khoáng chất như kali, canxi, phốt pho. Ngoài ra, hạt sen còn rất giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thanh mát, thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích sử dụng.

nhung ai khong nen an hat sen

Những ai không nên ăn hạt sen? Bệnh nhân tim mạch không nên ăn hạt sen

Với hương vị thơm ngon cùng nhiều dưỡng chất nên hạt sen được sử dụng khá phổ biến trong thực phẩm và thuốc chữa bệnh.  Hạt sen có tác dụng bổ dưỡng an thần, đặc biệt là dùng để chữa tiêu chảy kéo dài và bệnh suy dinh dưỡng, chữa chứng mất ngủ, giảm khát mùa hè, chữa thiếu máu, kém ăn bồi dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh…

Từ lâu, dân gian cũng có nhiều món ăn ngon chế biến từ hạt sen như: chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, chè hạt sen đậu xanh, thịt gà hầm hạt sen, móng giò hầm hạt sen… Những món ăn từ hạt sen vừa ngon miệng, hấp dẫn lại có giá trị dinh dưỡng cao mà không gây hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, một tác dụng bất ngờ từ hạt sen nữa là chúng rất tốt cho làm đep da, ngừa lão hóa... Bởi chất enzyme đặc biệt mà hạt sẽ có thể làm hàn gắn những tổn thương trên da và giúp chúng luôn trẻ trung.

Bên cạnh tác dụng kháng viêm, các thành phần trong hạt sen còn có công dụng giẩm huyết áp. Bên cạnh đó, nam giới mắc bệnh thận, bệnh suy giảm tình dục, nếu thường xuyên ăn hạt sen sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Những ai không nên ăn hạt sen

Người mắc bệnh tim mạch

Những bệnh nhân tim mạch nên hạn chế ăn hạt ăn, hoặc không được ăn tâm sen. Do tâm sen có hàm lượng alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và ảnh hưởng đến tim.

Do tâm sen có độc tính nên nếu muốn sử dụng làm thuốc thì cần phải khử độc trước rồi mới dùng. Bạn có thể sao tâm sen đến khi ngả sang màu vàng nhưng không cháy để độc tố có thể thoát hết ra ngoài.

Với người bệnh tim cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Và tốt nhất, nếu có tiền sử mặc bệnh tim mạch thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Người có hệ tiêu hóa kém

Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc. Do vậy nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu dùng nhiều hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Do trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, có hệ tiêu hóa kém thì nên hạn chế dùng hạt sen.

nhung ai khong nen an hat sen 1

Những ai không nên ăn hạt sen? Người có hệ tiêu hóa kém, đầy bụng, táo bón không nên ăn hạt sen

Trẻ em

Nhiều người thường nghỉ, hạt sen có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất bổ. Người ta thường say nhỏ hạt sen rồi nấu cháo cho trẻ ăn. Tuy nhiên đây lại là điều vô cùng có hại.

Do hạt sen giàu dinh dưỡng nên có thể làm cho trẻ khó tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm do còn non yếu. Bởi vậy không thể hấp thụ được các chất trong hạt sen. Ngược lại, trẻ em ăn hạt sen còn có thể gây ra dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Hạt sen là loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể rất nhiều dinh dưỡng cần thiết. Tuy vậy cần có những lưu ý khi ăn hạt sen, để có chế độ thu nạp hạt sen hiệu quả và an toàn cho sức khỏe nhất. Ăn hạt sen có chừng mực, không ăn quá nhiều, kết hợp trong các món ăn để tăng hương vị.

comment Bình luận

largeer