Những ai không nên uống nước lá sen?

Nước lá sen từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như trị tiêu chảy, xuất huyết, giảm béo, giảm mỡ máu.... Nhưng không phải ai cũng có thể uống được nước lá sen vì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khẻo như: phụ nữ có thai và đang kỳ kinh nguyệt, người có thể hàn, ...
23/04/2018 11:31

Tác dụng của lá sen

Cây sen rất quen thuộc với người Việt, chúng thường sống ở dưới áo hồ, lá sen nổi trên mặt nước và chúng thường cao khoảng 1,5 mét.

Mọi bộ phận trên cây sen đều có nhiều tác dụng cho sức khỏe như: hạt sen (liên nhục) dùng nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, ướp trà. Ngó sen (liên ngẫu) dùng làm gỏi… Và một bộ phận của sen ít người biết có công dụng chữa bệnh, đó là lá sen.

nhung ai khong nen uong nuoc lá sen

Những ai không nên uống nước lá sen? Lá sen có tác dụng trong giảm cân, chữa xuất huyết, mât ngủ rất tốt

Là sen hay còn được gọi là hà diệp là sản phẩm từ lâu đã được dân gian sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã biết sử dụng lá sen để chữa một số bệnh như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết, mất ngủ

Ngay nay, khi khoa học phát triển, lá sen được biết đến với nhiều thành phần như: Roemerine, Nuciferine, Nornuciferine, D- N-Methylcoclaurine, Anonaine, Liriodenine, isoquercitrin, Gluconic acid…

Đặc biệt lá sen có chứa hàm lượng nhiều loại alkaloids và hoạt chất flavonoid khá cao. Có tác dụng bắt giữ gốc tự do hydroxyl, bắt giữ lipide peroxide, làm chậm đáng kể sự khởi đầu của quá trình peroxide hóa lipide. Bởi đó mà trong y học hiện đại, lá sen còn có tác dụng giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ hiệu quả – Giúp loại bỏ nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ…

Các Flavonoid trong lá sen còn có tác dụng tạo phức hợp với các ion lim loại nên có tác dụng như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hóa, Do đó, chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ.

Những ai không nên uống nước lá sen?

- Phụ nữ mang thai và đang kỳ kinh nguyệt không nên uống nước lá sen: Do lá sen có khả năng cầm máu, chữa các bệnh chỉ huyết. Chúng có thể tác động đến cơ trơn nếu uống nhiều và không có liều lượng. Vốn lá sen có khả năng làm giãn cơ trơn trong khi đó cơ trơn ở cổ tử cung phải co bóp mới có thể đưa máu kinh ra ngoài. Uống trà lá sen nhiều làm cơ giãn hạn chế co bóp, ảnh hưởng đến việc hành kinh bình thường. Vậy nên những ai đang bị hành kinh, phụ nữ đang mang thai không nên uống loại trà này, mặc dù chúng có khả năng an thần tốt.

- Những người thể hàn, bị lạnh bụng, tiêu chảy: Do lá sen có tính hàn, nếu người thể hàn uống lá sen lâu ngày có thể gây  mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Những người đang bị tiêu chảy, lạnh bụng uống vào sẽ khiến bệnh ngày thêm nặng.

- Người bị tụt huyết áp: do lá sen có tác dụng hạ huyết áp. Do đó những người có huyết áp thấp, người muốn giảm cân nhưng huyết áp thấp cũng không nên dụng nước lá sẽ. Chúng không chỉ khiến bệnh tình nặng hơn và quá liều trong thời gian dài sẽ khiến tim đập thất thường, không tốt cho sức khỏe.

- Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.

nhung ai khong nen uong nuoc lá sen 1

Phụ nữ có thai và đang kỳ kinh nguyệt không nên uống nước lá sen

Lưu ý khi sử dụng lá sen

- Mỗi ngày các chị em chỉ nên hãm, nấu hoặc sắc 1 lá sen với 500ml nước để dùng. Có thể chia làm hai lần uống trước và sau bữa ăn.

- Nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

- Bạn có thể dùng lá sen tươi hoặc khô thái nhỏ rồi đun lấy nước uống hằng ngày. Có thể hãm với nước sôi để uống.  Khi hãm thêm chút quế, vài cánh hoa hồng hoặc đường để có hương vị dễ chịu  khi thưởng thức.

comment Bình luận

largeer