Những dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát sau bão
Cục Y tế dự phòng cho biết, các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lị, thương hàn. Nguyên nhân là do ô nhiễm phân do môi trường bị úng ngập nên nguồn bệnh rất dễ lây lan, cùng với điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nếu người dân ăn, uống phải nguồn nước, thực phẩm nhiễm các vi khuẩn, virus sẽ rất dễ lây bệnh.
1. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nguồn nước không hợp vệ sinh đồng thời thời tiết ẩm ướt vius này ngày càng lây lan mạnh.

Sau bão là thời điểm bùng phát của bệnh đau mắt đỏ
Con đường lây bệnh này thông qua các hành động tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh như hô hấp, nước mắt, nước bọt, nắm tay.
2. Bệnh ngoài da
Một số căn bệnh thường gặp về da sau mưa lũ như chốc lở, viêm nang lông, viêm kẽ, tiêu sừng lõm lòng bàn chân, ghẻ, nước ăn chân...
Người bệnh khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh về da nên hạn chế tối da việc tiếp xúc với nước bẩn, thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng nước sạch.

Nếu không vệ sinh thân thể sạch sẽ trong mùa mưa bão thì rất dễ bị các bệnh ngoài da
Với vùng da bị bệnh, nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn betadin, bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi vết thương đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin và uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng.
3. Bệnh tiêu hóa
Nguồn nước bị nhiễm bẩn do rác thải, xác động vật chết sau bão sẽ khiến cho nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa. Nguyên nhân là trong đường ruột mất đi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại.

Nguồn nước ô nhiễm là môi trường cho vi khuẩn tả sinh sôi
Bệnh tiêu hóa dễ gặp nhất là bệnh tả bởi mưa bão khiến cho vi khuẩn tả phát triển nhanh ở khu vực ô nhiễm, sinh hoạt, ăn uống không hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, tiêu chảy cấp cũng có thể xảy ra do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác.
4. Sốt xuất huyết
Ở các điểm ngập lụt, nước thải, rác thải, vùng nước đọng, môi trường bị ô nhiễm nặng nề là điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển, khiến cho nguy cơ truyền bệnh rất cao.

Bệnh sốt xuất huyết được giảm thiểu bằng việc người dân vệ sinh sạch sẽ nơi ở của mình
Để phòng tránh dịch bệnh, người dân cần chủ động tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
5. Bệnh sốt vàng da
Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa, lũ, lụt do xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Chuột, gia súc mang mầm bệnh Leptospira đào thải xoắn khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài. Trong và sau mưa, lũ, lụt; nếu ngâm mình, chân, tay với thời gian lâu trong nước, bùn đất có chứa xoắn khuẩn thì xoắn khuẩn Leptospira rất dễ xâm nhập qua da và niêm mạc bị xây xước để vào trong cơ thể con người và gây bệnh.

Ngâm chân tay trong nước bẩn thời gian dài tỷ lệ bị sốt vàng da rất cao
Để phòng bệnh sốt vàng da, chảy máu do vi khuẩn Leptospira; người dân hạn chế tiếp xúc, bơi lội nơi nguy cơ. Vi khuẩn Leptospira dễ bị tiêu diệt bằng các chất sát khuẩn thông thường, do đó, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, nhất là sau lũ lụt; khai thông cống rãnh thường xuyên.
6. Bệnh thương hàn
Thương hàn là một bệnh cấp tính toàn thân lây truyền qua đường tiêu hóa, có thể gây thành dịch.Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể sẽ gây ra triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, nhịp tim chậm, khoảng 25% có nốt hồng ban trên cơ thể. Người bệnh đau bụng, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, phân đen hoặc có máu

Ở vùng bị lũ lụt ô nhiễm môi trường nặng cần được sát khuẩn bằng dung dịch chloramin B, vôi bột để tránh vi khuẩn thương hàn lây lan
Cách phòng tránh dịch bệnh mùa mưa bão
Theo Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Để chủ động phòng chống dịch trong mùa mưa lũ, người dân nên lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Khi mưa, bão xảy ra, các dịch bệnh de dọa đến sức khỏe của người dân bởi thế cần thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Mọi người nên mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất...

Với các gia đình có nguồn nước bị ảnh hưởng bởi mưa bão, không nên tiếp tục sử dụng nguồn nước đó. Nếu chưa có nước sạch, người dân cần chủ động thau rửa, vệ sinh sạch sẽ giếng, các nguồn nước sinh hoạt của mình, sát trùng bằng cloramin B hoặc clorua vôi theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở. Khi phải dùng nước lũ làm nước dùng thì có thể dùng phèn chua hòa vào nước (1g phèn chua với 20 lít nước), chờ 30 phút cho cặn lắng xuống rồi gạn lấy nước trong. Hoặc dùng vải để lọc bớt chất bẩn trước khi tắm rửa. Để uống thì chúng ta vẫn phải đun sôi loại nước này.
Phòng bệnh sốt xuất huyết, người dân cần tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hẹp bao quy đầu - Hiểu đúng để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” can thiệp
Một tình trạng tưởng như đơn giản, song hẹp bao quy đầu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí là sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ sau này. BS CKI Bùi Ngọc Lâm, Chuyên khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa An Việt cảnh báo, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.May 30 at 5:09 pm -
Bộ đôi dưỡng trắng "đỉnh cao" từ Medicnarci: Giải pháp cho làn da trắng sáng căng bóng chuẩn Hàn
Làn da trắng sáng căng bóng "chuẩn Hàn" đã trở thành tiêu chuẩn vẻ đẹp không thể chối bỏ trong thế giới skincare hiện đại. Đứng trước hàng ngàn lựa chọn trên thị trường, bộ đôi "vàng" của Medicnarci Korea - Kem dưỡng trắng đa năng All In One và Sữa dưỡng sáng bóng Milklight Ampoule đã chiếm trọn niềm tin của giới trẻ nhờ khả năng mang lại hiệu quả vượt trội chỉ trong thời gian ngắn khi sử dụng sản phẩm.May 30 at 4:07 pm -
Giải pháp chuyên sâu phục hồi da với tinh chất PN Collagen B.A.P - Medicnarci từ Hàn Quốc
Trong thế giới làm đẹp không ngừng chuyển động, nơi mà xu hướng thay đổi từng ngày và nhu cầu về làn da khỏe đẹp ngày càng được đặt lên hàng đầu, PN Collagen B.A.P - Medicnarci đã ra đời như một “vũ khí tái sinh” mới dành cho làn da phụ nữ hiện đại.May 30 at 4:06 pm -
Mở khóa vẻ đẹp căng bóng từ tầng sâu với Glass One - Medicnarci Korea
Năm 2025 đánh dấu sự lên ngôi của xu hướng làm đẹp tự nhiên, làn da căng bóng, khỏe mạnh từ sâu bên trong trở thành chuẩn mực mới được hàng triệu phụ nữ theo đuổi. Trong hành trình chạm đến làn da trong suốt như gương, một cái tên đang tạo nên làn sóng mạnh mẽ trong giới thẩm mỹ chuyên nghiệp: Glass One - Medicnarci - dòng sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm Hàn Quốc Medicnarci Korea.May 30 at 3:20 pm