Những người có 4 thói quen này rất dễ mắc bệnh ung thư vú, đừng bỏ qua "triệu chứng sớm" của bộ ngực

Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của ung thư vú vẫn chưa được rõ ràng, nhưng một số lượng lớn các nghiên cứu đã khẳng định rằng nó có thể liên quan đến rối loạn nội tiết, sự phát triển của vú, di truyền, kích thích mãn tính, virus, chế độ ăn uống và các yếu tố tinh thần
28/10/2020 17:36

Quá căng thẳng

Với sự phát triển của xã hội, phụ nữ ngày càng có nhiều vai trò quan trọng hơn trong môi trường làm việc và gia đình, áp lực tinh thần của họ cũng ngày càng nhiều hơn. Khi tinh thần căng thẳng và lo lắng trong thời gian dài, hàm lượng các loại hormone trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Chế độ ăn nhiều chất béo

Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư vú. Đặc biệt là chế độ ăn nhiều chất béo, thường xuyên ăn quá nhiều thịt cá nhiều sẽ làm tăng lượng mỡ trong cơ thể, chuyển nội tiết tố nam thành oestrogen, gây tăng sinh quá mức tế bào vú và gây ung thư vú.

Không yêu thể thao

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư vú của những người tập thể dục thường xuyên thấp hơn gần 30% so với những người ít tập thể dục. Các nhà khoa học ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng tập thể dục có thể ức chế cơ chế phân tử cụ thể của bệnh ung thư vú. Trong khi tập thể dục, cơ thể con người sản xuất adrenaline, kích hoạt con đường ức chế khối u cổ điển.

Uống rượu quá mức

Theo thống kê, nam giới chiếm khoảng 2/3 dân số uống rượu trên toàn cầu, nhưng đối với phụ nữ, nghiện rượu có hại hơn nam giới .

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã đề xuất rằng có đầy đủ bằng chứng để chứng minh rằng uống rượu là một trong những yếu tố dẫn đến ung thư vú. Vào năm 2015, Đại học Sun Yat-sen đã phân tích hàng nghìn bệnh nhân ung thư vú ở Quảng Đông và phát hiện ra rằng uống rượu là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú, cứ 10g / ngày uống rượu sẽ tăng nguy cơ từ 10% đến 13%.

benh-ung-thu-vu1-1

Các triệu chứng ban đầu của ung thư vú 

Các chuyên gia cho biết, ung thư vú giai đoạn đầu thường không có các triệu chứng điển hình, hầu hết chúng được phát hiện qua khám sức khỏe và tầm soát ung thư vú. Đối với bất kỳ căn bệnh ung thư nào, đó là “điều trị tốt ở giai đoạn đầu, nhưng khó chữa ở giai đoạn sau”. 

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư vú giai đoạn I có thể lên tới 90% , tỷ lệ sống chung tương đối cao, do đó, chúng ta phải cảnh giác với các triệu chứng sớm, phát hiện sớm và điều trị sớm.

1. Có cục ở vú, kết cấu cục cứng, mép không đều, bề mặt không nhẵn, di động kém

2. Da vú có những biến đổi giống như vỏ cam, có nhiều vết lõm hình chấm nhỏ tương tự như má lúm đồng tiền, toàn bộ giống như vỏ cam.

3. Núm vú tiết dịch, không phải trong thời kỳ cho con bú mà núm vú tiết ra dịch không rõ có lẫn máu, mủ, sữa mẹ...

4. Núm vú và quầng vú không bình thường, núm vú bị lõm xuống, da khô, bong vảy, có dấu hiệu giãn rộng đến cả quầng vú và bầu vú.

Bạn có thể tự kiểm tra xem mình có những biểu hiện trên khi đi tắm không, nếu có thì nên cảnh giác và đến bệnh viện để kiểm tra.

Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư vú, cần chú ý thêm:

  • Có tiền sử gia đình bị ung thư vú.
  • Tuổi mãn kinh dưới 12 tuổi hoặc tuổi mãn kinh trên 55 tuổi...
  • Chưa kết hôn và không mang thai trên 40 tuổi.
  • Phá thai nhiều lần...
  • Có tiền sử loạn sản vú, tiền sử bức xạ ngực lâu dài...

Ngoài việc quan sát tình trạng của vú trong nhóm nguy cơ cao, nên tuân thủ việc kết hợp tầm soát siêu âm B vú, chụp nhũ ảnh, MRI vú mỗi năm một lần. Nên chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần cho lứa tuổi 40-49, và 1-2 lần chụp nhũ ảnh cho phụ nữ 50-69 tuổi mỗi năm, kết hợp với siêu âm B khi cần thiết.

Phạm Huyền (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer