Râu ngô có tác dụng gì?

Râu ngô (Zea mays L. ssp. mays) là thực phẩm giàu vitamin K, A, B1, B2, C... dùng để chữa bệnh. Tuy được coi là thực phẩm lành tính nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hại đến sức khoẻ.
26/04/2018 16:52

1. Giá trị dinh dưỡng của râu ngô

Râu ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng như một phương thuốc dân gian nhờ chứa hàm lượng vitamin K và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Râu ngô có thể ăn trực tiếp hoặc đun sôi lấy nước để chữa bệnh.

Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Những trường hợp mắc bí tiểu, phù nề dùng râu ngô sẽ đem lại kết quả điều trị cao.

Rau ngo co tac dung gi 3

Râu ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, hiếm có loại thực vật nào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như râu ngô. Chúng không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt mùa hè mà râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, dùng râu ngô có tác dụng chống oxy hóa tốt hơn một loại thuốc bổ nào khác.

Râu ngô có chứa các vitamin K, A, B1, B2, B6, C... các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Đây là nguyên nhân khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt mát. Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.

Rau ngo co tac dung gi 4

Râu ngô có tác dụng gì? Nhờ có chứa vitamin và các khoáng chất cần thiết, râu ngô có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt

Hơn nữa, chúng còn được dùng để làm hạ đường huyết giúp máu chóng đông. Tỷ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng. Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.

Tuy rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được râu ngô. Theo khuyến cáo của bác sĩ, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người đang mắc bất kỳ căn bệnh nào cũng nên sử dụng thảo dược này.

2. Tác dụng của râu ngô

  • Chống oxy hóa

Theo nghiên cứu khoa học, trong râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C... và các vi chất ở dạng tự nhiên giúp ngăn ngừa lão hoá da, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu

Râu ngô đem rửa sạch hoặc có thể băm nhỏ, cho vào ấm cùng với nước, đun sôi để uống hằng ngày. Râu ngô kết hợp với các loại rau cỏ lợi tiểu khác như rễ tranh, kim tiền thảo, mã đề… sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, để mang đến những tác dụng tốt nhất, có thể để nguyên râu ngô trong quả bắp khi luộc, thêm chút đường, chút muối vào nước luộc.

Rau ngo co tac dung gi 5

Râu ngô có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu

  • Chữa trị bệnh xuất huyết

Trường hợp bị băng huyết, chảy máu chân răng, xuất huyết tử cung, chảy máu niêm mạc, tiểu tiện ra máu… nên dùng một ít râu ngô đem sắc nước uống hằng ngày. Có thể đem cất vào tủ lạnh hoặc phơi khô để dùng dần, không lo bị hỏng. Để tăng công dụng của loại nước giải khát này, nên kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như lá sen, lá huyết dụ, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp…

  • Điều trị viêm thận, viêm bàng quang

Rửa sạch 100g râu ngô, 40g sài đất cùng rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50g, cho vào nồi đất, thêm nước sắc uống mỗi ngày. Chỉ cần sắc 1 lần dùng cho cả ngày. Tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm, thực hiện kiên trì trong vòng khoảng một tháng sẽ thấy kết quả tốt.

  • Trị đái tháo đường

Với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, mỗi ngày nên dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Để điều trị bệnh tốt hơn, có thể bổ sung thêm các vị thuốc khác như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…

  • Chữa trị vàng da, xơ gan cổ trướng

Mỗi ngày lấy 30g râu ngô, nhân tràn và 10g cỏ ngọt đem sắc lấy nước uống. Kiên trì thực hiện bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy sự thuyên giảm rõ rệt của bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Để giảm và duy trì huyết áp ổn định mỗi ngày dùng râu ngô, hoa hòe, câu đằng, ngưu tất… để sắc uống. Ngoài ra, cũng có thể dùng râu ngô để sắc uống thay nước hằng ngày cũng rất tốt cho bệnh.

  • Phòng ngừa loãng máu

Tình trạng loãng máu sẽ khiến máu chảy nhiều, khó cầm khi gặp chấn thương. Do đó, sử dụng nước râu ngô uống mỗi ngày có thể hỗ trợ những người dễ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí chảy máu niêm mạc, xuất huyết tử cung… đều đem hiệu quả cao.

Rau ngo co tac dung gi

Dùng nước râu ngô uống mỗi ngày có thể hỗ trợ phòng ngừa loãng máu rất tốt

  • Phòng tránh tích nước trong cơ thể

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu rất tốt, khuyến khích chị em nên sử dụng để tránh bị sưng phù, béo giả, hay các triệu chứng đau bụng, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, việc đào thải chất dịch thừa của cơ thể ra ngoài sẽ giúp đẹp da.

  • Giảm đường trong máu

Râu ngô là thực phẩm lý tưởng cho những người bị huyết áp cao và giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng mức insulin trong cơ thể. Nó cũng là một liều thuốc điều trị tự nhiên tuyệt vời cho bệnh tiểu đường, suy tim sung huyết và cholesterol cao.

  • Giảm triệu chứng gout

Gout là một bệnh viêm khớp gây ra ở những người có nồng độ acid uric cao trong máu, dẫn đến đau khớp nghiêm trọng. Râu ngô được biết là phương pháp làm giảm đau đớn do bệnh gout gây ra. Có thể uống trà râu ngô 2 lần/ngày để giảm đau.

  • Hỗ trợ tiêu hoá

Râu ngô giúp tăng cường tiêu hóa và điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy râu ngô có thể kích thích sự bài tiết mật của gan. Mật này được lưu trữ trong túi mật, dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn.

  • Giảm đau đầu

Râu ngô có chứa các chất chống viêm và giảm đau giúp giảm đau đầu mãn tính. Uống trà râu ngô sẽ làm giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn và giảm độ cứng ở vai, cổ và hàm.

  • Tăng cường sức đề kháng

Râu ngô là một nguồn beta-carotene, riboflavin, menthol, thymol, selenium và niacin. Những chất dinh dưỡng này không có trong tất cả các loại thực phẩm thực vật khác, do đó đem lại lợi ích cho sức khoẻ hiệu quả.

Rau ngo co tac dung gi

Râu ngô có chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

  • Điều trị mụn ngọt, phát ban

Râu ngô cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ. Râu ngô cũng chứa các tính chất kháng khuẩn và sát khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

3. Dùng râu ngô đúng cách

  • Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.
  • Nhiều người có thói quen lấy râu ngô phơi khô dùng dần thay thế chè cũng rất tốt, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nên dùng râu ngô ở dạng tươi để đảm bảo các dưỡng chất hơn. Nên chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…
  • Các chuyên gia cho biết, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Rau ngo co tac dung gi 6

Các chuyên gia khuyến cáo, không dùng trà râu ngô khi đang dùng một loại thuốc trị bệnh khác

  • Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần và dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ gây mất ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
  • Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước râu ngô cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Nếu dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali... Lượng dùng khoảng 20g râu ngô tươi, ở dạng râu ngô khô là 10g. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1 - 2 ly nhỏ khoảng 200 - 300ml mỗi ngày.
  • Nước râu ngô lành tính vì vậy phụ nữ mang thai uống cũng rất tốt. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít cần hạn chế dùng loại nước này.
  • Su su có tác dụng gì?
  • Quả nhót có tác dụng gì?
  • Rau cải xoong có tác dụng gì?
  • Rau rút có tác dụng gì?
 
comment Bình luận

largeer