Quả nhót có tác dụng gì?
Giá trị dinh dưỡng của quả nhót
Cây nhót là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc trườn thành bụi, nhiều cành, dài và mềm, có khi có gai trên thân. Lá nhót có hình bầu dục, mọc so le, trên mặt màu xanh lục có lấm tấm như bụi, mặt dưới lá màu trắng bạc, bong, có nhiều lông mịn.

Nhót là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc trườn thành bụi, nhiều cành, dài và mềm
Cây nhót thuộc nhóm thực vật hoa không trắng thường mọc thành chùm ở đầu cành, quả hình bầu dục, lúc non có màu hanh vàng, khi chín có màu đỏ phủ một lớp phấn trắng trên toàn quả. Mùa nhót chín thường vào khoảng giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch.
Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, các bộ phận của cây nhót từ lá đến rễ đều được dùng để chữa bệnh trong đông y. Quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chữa lỵ, ỉa chảy…
Lá nhót có thể dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen suyễn, nhiều đờm. Hạt có tác dụng sát trùng, trị giun sán. Rễ nấu nước tắm chữa mụn nhọt.

Quả nhót có tác dụng gì? Quả nhót có chứa các thành phần khoáng chất có lợi cho sức khoẻ
Theo nghiên cứu khoa học, thành phần của nhót bao gồm nước 92%; protid 1,25; acid hữu cơ 2%; glucid 2,1%; cellulose 2,3%; calci- um 27mg%; photpho 30mg%; sắt 0,2mg%. Trong quả nhót có nhiều acid hữu cơ, lá nhót chứa tanin, saponozit, polyphenol.
Lương y Vũ Quốc Trung - Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Đường Láng cho biết theo đông y, nhót có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng tốt cho phổi, đại tràng, chữa bệnh hen, cầm bệnh tiêu chảy, kiết lị, thổ huyết, đau bụng.
Tác dụng của quả nhót
Chữa tiêu chảy
Lấy nhót khoảng 6 - 7 quả, búp ổi 10g, nụ sim 8g sắc uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml nước thuốc và uống liền 2 - 3 ngày là hết bệnh.

Quả nhót có tác dụng chữa trị tiêu chảy hiệu quả
Ngoài ra, chọn khoảng 7 quả nhót, quả hồng xiêm xanh khoảng 5 quả, vỏ quả lựu 6g, nụ vối 5g sắc uống trong 2 - 3 ngày trị tiêu chảy rất tốt.
Chữa kiết lị mãn tính, có máu
Có thể lấy rễ cây nhót khoảng 30g sao vàng, rễ cây mở lông 20g, cỏ sữa 10g, lá mua 6g sắc uống như trên trong một liệu trình khoảng 15 ngày sẽ tiêu bệnh.
Tác dụng trị ho, nhiều đờm, hen suyễn
Theo GS. Phạm Xuân Sinh, Đại học Dược Hà Nội nhót còn có tác dụng trị ho, nhiều đờm, hen suyễn. Có thể lấy lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn một tiếng rưỡi. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trong Đông y, quả nhót được dùng để trị ho, hen suyễn, nhiều đờm
Trị ho, hen, khó thở
Có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Ngoài ra, lá nhót chứa nhiều tanin, saponozit, polyphenol. Lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và gram (-). Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mãn tính. Bên cạnh đó, nhiều người thường sử dụng lá nhót để chữa các chứng phế hư khí đoàn, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt.
Những tác hại không ngờ của quả nhót
Quả nhót mặc dù tương đối lành tính nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nếu ăn quả nhót không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn quả nhót nên lựa chọn những quả chín kỹ do quả càng chín thì bụi phấn bám đậu bên ngoài càng mỏng, dễ chà hơn. Khi ăn, chú ý cạo sạch lớp bụi phấn tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.
Ngoài ra, nhót có vị chua, chát nên cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh thì không ăn nhiều trái cây có vị chua chát như nhót, mận, xoài…

Tránh ăn nhót khi đói bụng vì vị chua, chát của nó có thể gây kích ứng dạ dày
Bên cạnh đó, không phải ai ăn cũng có lợi ích sức khoẻ. Do đó, một số đối tượng cần lưu ý thận trọng khi ăn nhót và không nên ăn quá nhiều quả nhót đó là người bị đau hoặc viêm loét dạ dày do tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Những người bị hội chứng ruột kích thích bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi... cũng không nên ăn quả nhót.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dạ dày, hệ tiêu hóa còn non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót. Với trẻ lớn hơn, khi ăn nhót cần lưu ý để tránh bị hóc hạt vì nó có thể gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ nếu không cấp cứu kịp thời.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm