Sau sinh ăn cua đồng được không?
Sau sinh ăn cua đồng được không? Sau sinh cơ thể người mẹ cần được chăm sóc và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để mau lại sức. Cua đồng là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhiều.
Giá trị dinh dưỡng của cua đồng
Cua đồng được coi là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có chứa 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Sau sinh ăn cua đồng được không? Cua đồng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng
Cua đồng còn chứa lượng protid cần thiết cho cơ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cua đồng có khoảng 8 axit amin cần thiết bao gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).

Cua đồng chứa lượng protid cần thiết cho cơ thể
Ngoài ra, cua đồng còn là nguồn chất đạm quan trọng cho những bữa ăn hàng ngày, dễ kiếm và bồi bổ. Cua có quanh năm và nhiều nhất vào mùa hè - thu.
Trong Đông y, cua đồng còn là một vị thuốc vị mặn, mùi tanh, tính lạnh có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương...
Tuy nhiên, nước cua đồng và gỏi cua đều là những món ăn sống có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là sán lá phổi. Sán lá phổi tuy ký sinh trong phổi và đẻ trứng ở những phế quản nhưng vẫn là một bệnh lây theo đường tiêu hóa và có liên quan mật thiết với tập quán ăn cua, tôm chưa nấu chín hoặc ăn sống (gỏi cua, uống nước cua sống…).

Nước cua đồng và gỏi cua đều là những món ăn sống chứa mầm bệnh nguy hiểm, gây ngộ độc
Theo đờm, trứng sán từ phổi bệnh nhân sẽ bài xuất ra ngòi, xuống nước và hình thành ấu trùng ở trong. Khi tìm đến một số loài ốc để ký sinh, ấu trùng sẽ ra khỏi vỏ trứng tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán. Nếu chế biến không kỹ và đun nấu chưa chín sẽ lây bệnh này.
Sau sinh ăn cua đồng được không?
Trong cua đồng có chứa nhiều canxi phosphate tốt cho người bị loãng xương hay trẻ nhỏ bị còi xương. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này.
Sau sinh, cơ thể người mẹ còn rất yếu cũng như hệ tiêu hoá chưa khoẻ lại, cua đồng hơi độc có vị mặn không tốt cho tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh.

Sau sinh cơ thể người mẹ và hệ tiêu hoá còn rất yếu không nên ăn cua đồng
BS Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho biết, theo Đông y, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non.
Còn trong Y học cổ truyền, Lương y Nguyễn Văn Quảng thuộc Hội Đông y Việt Nam cho biết phụ nữ có thai hạn chế ăn cua bởi theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục... nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nói thêm, cua có tính lạnh không nên ăn hàng ngày. Những người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu không nên dùng cua đồng. Ngoài ra, người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.
Một số trường hợp không nên ăn cua
Cua chết hoặc không còn tươi sống sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.

Sau sinh ăn cua đồng được không? Không ăn cua chết có nguy cơ ngộ độc rất cao
Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, ăn hết tới đó.
Cua còn sống như ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Nâng tầm thương hiệu, MEDLATEC phủ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vươn ra quốc tế
Năm 1996, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC được ra đời mang trong mình sứ mệnh đem dịch vụ y tế tiện ích phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân Việt. Đến nay sau 26 năm phát triển, dịch vụ này không chỉ khẳng thương hiệu y tế yêu thích, tiện lợi số 1, mà còn vươn mình phủ khắp toàn quốc và bước đầu phát triển vươn ra quốc tế.May 24 at 6:41 pm -
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa mưa dông kéo dài
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, trong những giờ tới, vùng mây dông sẽ tiếp tục duy trì, gây mưa, mưa vừa và có lúc có dông ở Bắc Bộ và có khả năng kéo dài. Vậy nên làm gì để phòng và điều trị một số bệnh thường gặp vào mùa mưa?May 24 at 12:42 pm -
Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên "thành trì" hệ miễn dịch
Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì giúp cơ thể phòng chống bệnh tật thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì đó thông qua quá trình chuyển hóa của cơ thể – đó là chia sẻ của GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.May 23 at 4:36 pm -
Sàn thương mại điện tử Alosuckhoe.vn sale lớn 3 tháng hè
Alosuckhoe.vn khởi động chào hè 2022 với hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn xuyên suốt từ ngày 1/5 đến 31/8/2022. Chương trình ưu đãi kéo dài, hứa hẹn được đông đảo người dùng app săn sale “An tâm sống khỏe”.May 20 at 4:43 pm