Sau sinh ăn tôm được không?

Sau sinh ăn tôm được không? Theo dân gian, phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm ngay bởi tôm có tính hàn sẽ dễ bị lạnh và đau bụng. Hơn nữa những người đẻ mổ nếu ăn món này có thể bị sẹo lồi.
20/02/2018 21:01

Sau sinh ăn tôm được không?

Trong 100 gam tôm tươi (chỉ tính phần ăn được) sẽ cho 82 calori, 79,2gam nước, 17,9gam đạm, 0,9gam béo, 0,9gam đường chung, 1,4gam xơ tro, 79mg calci, 184mg phospho, 1,6mg sắt, 20mg vitamin A, 0,04mg vitamin B1, 0,08mg vitamin B2, 2,3mg vitamin PP.

Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng trên cho thấy, tôm có hàm lượng đạm giống với các thịt động vật khác, thậm chí còn có ưu điểm là rất giàu canxi, photpho, axit béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Khi người mẹ ăn tôm lượng canxi và khoáng chất sẽ thông qua đường sữa vào cơ thể đứa bé thúc đẩy phát triển xương của bé chắc khỏe hơn. Bởi vậy tôm là thực phẩm mà người sau sinh nên ăn để nhanh hồi phục sức khỏe.

sau sinh an tom duoc khong

Sau sinh ăn tôm được không? Tôm có nhiều chất dinh dưỡng giúp các mẹ hồi phục sức khỏe

Lưu ý, hàm lượng dinh dưỡng của thịt tôm khá cao nên các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa phải để tránh tình trạng khó tiêu. Khi chế biến cần nấu chín kỹ, cho thêm gừng để giảm tính hàn của món ăn.

Khi đi mua tôm không chọn con tôm đã chết, ươn vì rất dễ nhiễm khuẩn, giá trị dinh dưỡng đã mất và còn có thể gây ra ngộ độc. Trong thời gian ăn tôm, các mẹ cần quan sát biểu hiện của bé khi bú sữa có gì khác lạ không để điều chính thực đơn phù hợp.

Đặc biệt, những người bị dị ứng tôm thì không nên ăn, nếu ăn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Những thực phẩm sau sinh nên kiêng

Thực phẩm cay

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn khá non nớt, chỉ tiêu hóa được sữa mẹ đơn giản. Thực phẩm cay có thể thông qua sữa mẹ vào ruột của trẻ, từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến bé cưng. Tốt nhất, trong vòng 6 tháng sau sinh, mẹ cho con bú nên hạn chế ăn thực phẩm cay hoặc có quá nhiều gia vị.

Loại bỏ caffein

Khi mẹ uống cà phê hoặc trà, một lượng nhỏ caffein có thể còn đọng lại trong sữa mẹ. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh chưa có khả năng bài tiết caffein ra khỏi cơ thể nhanh chóng nên rất dễ bị kích thích, thậm chí có thể gây mất ngủ.

Nếu muốn uống cà phê, mẹ nên chờ sau khi cho bé bú xong. Đến cữ bú tiếp theo, lượng caffein chỉ còn trong máu, không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Thực phẩm nhiều mỡ

Khoai tây chiên, thức ăn nhanh hay những món chiên xào nhiều dầu mỡ không phải món ăn lý tưởng dành cho mẹ sau sinh. Các món này có hàm lượng calo cao, nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, dầu mỡ cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

sau sinh an tom duoc khong 1

Sau sinh phụ nữ nên kiêng ăn uống các chất kích thích, nhiều dầu mỡ....

Quả Bơ

Chứa nhiều vitamin C, chất béo lành mạnh và nhiều loại dưỡng chất dinh dưỡng, nhưng bơ không hẳn là thực phẩm “vàng” của các mẹ sau sinh. Vì bơ có thể làm dạ dày của trẻ khó chịu. Tốt nhất, trước khi ăn, mẹ nên thử kiểm tra phản ứng của bé trước.

Thực phẩm ảnh hưởng đến nguồn sữa

Trà bạc hà, rau mùi tây, bạc hà là những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nếu bạn ăn, uống quá nhiều. Hơn nữa, trà chứa caffein cũng có thể ảnh hưởng không tốt nếu mẹ cho con bú.

Thực phẩm có mùi nặng

Thực phẩm nặng mùi, như tỏi có thể tồn tại rất lâu trong sữa mẹ. Thậm chí, ngay cả sau 2 giờ bạn ăn tỏi, sữa mẹ vẫn có thể đọng mùi. Với những trẻ sơ sinh nhạy cảm, bé có thể cảm thấy khó chịu. Một vài trường hợp có thể bỏ bú vì phát hiện sữa có mùi khó chịu. Nếu bé cưng cũng thuộc dạng “khó chiều”, mẹ nên hạn chế những thực phẩm nặng mùi, ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh.

comment Bình luận

largeer