Sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn

Dầu ăn khi sôi thường có nhiệt độ khoảng 1000 độ C, nên bị bỏng thường làm tổn thương đến hạ bì sâu dưới da gây phòng rộp, bỏng rát. Sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn là cách giúp hạn chế các tổn thương trên da do dầu ăn gây ra.
09/04/2018 13:42

Bỏng dầu ăn có nguy hiểm không?

Được biết, dầu ăn có thể chiết xuất từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Dầu ăn tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện môi trường bình thường. Có nhiều loại dầu ăn được sử dụng hiện nay, gồm: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu nành, dầu cọ, dầu hạt bí, dầu rum, dầu lạc, dầu vừng, mỡ lợn, bơ sữa bò trâu…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng dầu ăn đúng cách mang đến hiệu quả sức khỏe cao. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, không nên chế biến dầu ăn ở nhiệt độ trên 180 độ C và chế biến trong thời gian dài vì sẽ dẫn đến tình trạng cháy khét và mất giá trị dinh dưỡng. Dầu ăn chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ cho 1 lần.

Ngoài vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, dầu ăn còn gây lo ngại cho người tiêu dùng khi không may bị dính các vết bỏng do dầu ăn gây ra. Theo các bác sĩ, bị bỏng dầu ăn là một loại bỏng nhiệt nguy hiểm nhất. Trường hợp bị bỏng nhẹ có thể chỉ tổn thương da một chút nhưng bỏng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Empty

Sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn. Bỏng dầu ăn có thể gây tổn thương cho da nếu không được sơ cứu kịp thời

Bỏng dầu ăn là một loại tai nạn thường gặp trong nhà bếp, nhất là với chị em phụ nữ. Dầu ăn thường có nhiệt độ khoảng 1000 độ C, nên khi bị bỏng thường có tác động trực tiếp đến da vùng bị bỏng.

Bỏng dầu từ 1000 độ C trở lên có thể làm tổn hại đến lớp gạ bì sâu bên dưới da, gây đau rát, phồng rộp. Trong giai đoạn này, nếu không có phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng trên da.

Các vụ hỏa hoạn do dầu ăn gây ra thường rất dữ dội và thảm khốc. Một phần nguyên nhân là do cách cứu hỏa sai của người dân. Theo các chuyên gia, khi dầu ăn gây hỏa hoạn tuyệt đối không nên dùng nước để dập nước. Trong trường hợp này ngọn lửa có thể bốc cao hơn bởi nguyên nhân đến từ sự chênh lệch độ sôi giữa dầu và nước.

Các loại dầu ăn có nhiệt độ sôi trung bình khoảng 200 – 300 độ C, một số sôi đến 1000 độ C. Trong khi đó nhiệt độ sôi của nước chỉ khoảng 100 độ C. Tức là nhỉ gấp 2 – 3 lần so với dầu. Khi đổ vào dầu sôi sẽ khiến nước chuyển hóa sang dạng khí và không có tác dụng dập lửa tốt nữa.

Vậy nên, khi dầu có hiện tượng lan ra bếp thì không nên dập lửa bằng nước mà hãy lấy một tấm vải dày đắp đến vùng lửa lan. Nếu bị bỏng do dầu ăn cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu để tránh các tổn thương nguy hiểm có thể xảy ra.

Sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn

Tình trạng bỏng dầu ăn ở mỗi người là khác nhau, tình trạng bỏng có thể phụ thuộc vào một trong 3 yếu tố sau: Độ sâu của vết bỏng dầu; diện tích của vết bỏng dầu; vị trí của vết bỏng trên cơ thể.

Bỏng dầu ăn còn được chia thành 3 cấp độ sau:

- Cấp độ 1: bỏng dầu ở trên bề mặt da. Trường hợp này chỉ gây ửng đỏ, đau rát do đầu mút dây thần kinh bị kích thích. Bỏng mức độ 1 sẽ lành sau khoảng 3 ngày.

- Bỏng dầu ăn độ 2: bỏng dầu ăn độ ăn sẽ làm tổng thương lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, khi vỡ ra sẽ cảm thấy đau rát, bề mặt da nổi màu ửng hồng. Phải mất từ 1 – 4 tuần vết thương mới liền sẹo (được sơ cứu và điều trị theo đúng y học hiện đại).

- Bỏng dầu ăn độ 3: ở mức độ này, bỏng làm tổn thương toàn bộ các lớp da. Vết bỏng có thể phá hủy hệ thần kinh và hệ xương của nạn nhân nêu không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời.

Cách sơ cứu nhanh nhất khi bị bỏng dầu ăn:

Bước 1: Làm mát vết thương

Empty

Bước hạ nhiệt vết bỏng kịp thời vô cùng quan trọng, việc này giúp làm giảm cơn đau, hạn chế để lại sẹo về sau.

 Sau đó tiến hành gỡ bỏ nguồn nhiệt bằng cách cắt toàn bộ quần áo dính vào vết bỏng để tránh tổn thương.

Bước 2: Giữ sạch vết thương

Các chuyên gia khuyên rằng, trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng nạn nhân cần pải giữ sạch vết thương để tránh vi khuẩn, bụi bẩn bay vào. Để làm sạch, nạn nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh.

Empty

Bước 3: Trị vết bỏng

Với các vết bỏng nhẹ, chưa ăn sâu vào bên trong biểu bì và xương thì có thể sử dụng thuốc kháng khuẩn (Panthenol hoặc dầu mù u) có khả năng làm lành vết thương và tái tạo da mới một cách nhanh chóng.

Với những vùng vết bỏng dễ tiếp xúc thì có thể sử dụng gạc vô trùng băng vết thương lại. Khi ép, cần chú ý không ép quá chặt, không ép quá lỏng vết thương.

Empty

Sơ cứu khi bị bỏng dầu ăn. Có thể trị vết bỏng dầu ăn bằng nha đam bởi nha đam có tính kháng khuẩn cao và giúp làm dịu vết bỏng nhanh chóng

Với những trường hợp bị bỏng nặng đã tổn thương phần biểu bì bên trong, có dấu hiệu ăn vào thịt và xương, sau khi sơ cứu xong cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị. Việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Một số điều không nên làm khi bị bỏng dầu ăn:

- Tuyệt đối không được ngâm vết bỏng trong nước đá để tránh làm tổn thương da gây hiện tượng co mạch máu, co cơ…

- Khi bị bỏng dầu ăn không được thoa kem đánh răng, xà phòng, lòng trắng trứng gà… vì nó hoàn toàn không có tác dụng, thậm chí có thể gây khó khăn trong điều trị.

- Trong thời gian điều trị vết bỏng không được tiếp xúc với bụi bẩn, tránh làm trầy xước da để vết thương nhanh lành.

Empty

Tuyệt đối không được thoa kem đánh răng khi bị bỏng dầu ăn

- Vết bỏng dầu ăn hình thành phổng nước cần được chính ra, để vết thương nhanh khô.

- Không để vết bỏng dầu ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hạn chế tổn thương ở da và tránh thâm da.

- Sử dụng thuốc điều trị phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Trong thời gian vết bỏng hồi phục tuyệt đối không được ăn các thực phẩm như cơm nếp, rau muống, trứng gà… để tránh vết thương bị loang, lồi sẹo…

comment Bình luận

largeer