Bỏng phổi là gì và bỏng phổi có cứu chữa được không?
Bỏng phổi là gì?
Bỏng phổi là bỏng đương hô hấp gây thương tổn sau khi cơ thể hít phải khói độc từ các vật liệu đang cháy như các chất dẻo, chất tổng hợp, các vật liệu xây dựng.
Khác với thương tổn bỏng ở da, có thể nhìn thấy được và phần nào có thể định lượng được. Bỏng phổi là sự hít nhiệt, CO, cyanide, và các hơi độc hay có hại khác, ít nhìn thấy và định lượng được, tuy nhiên rất là nguy hiểm.

Bỏng phổi là gì và bỏng phổi có cứu chữa được không? Bỏng phổi thường do hỏa hoạn, chảy nổ gây ra
Tình trạng bỏng phổi nói riêng và bỏng đường hô hấp nói chung thường gặp trong các trường hợp bị tai nạn như: lửa cháy ở trong các buồng kín, xe kín hoặc các vụ nổ xảy ra do cháy nổ dưới hầm mỏ, nổ nồi súp de có hơi nước dưới áp suất...
Tác nhân gây bỏng đường hô hấp thường gặp trong các trường hợp:
- Không khí bị đốt nóng lên từ trên 50 độ C đến 250 độ C.
- Khói và các sản phẩm hóa học có chứa trong chất khí là những chất kích thích niêm mạc hô hấp, đồng thời cũng là khí độc và ngọn lửa cháy trong các vụ cháy lớn.
- Hơi nước nóng có thể gây bỏng đường hô hấp.
- Ngoài ra, có thể gặp các trường hợp bỏng phổi do các chất lỏng nóng, các chất hóa học dạng lỏng sặc vào đường thở khi ngã đầu ngập xuống như bị ngã xuống hố vôi đang tôi nóng.
Bỏng phổi có cứu chữa được không?
Thông thường, đường hô hấp trên dễ bị tổn thương trực tiếp do nhiệt hoặc hơi nước nóng... Tuy nhiên, khi phổi bị tổn thương tức nạn nhân rơi vào trường hợp nặng.
Do không khí có khả năng tản nhiệt thấp nên hiếm khi gây tổn hại cho đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên thường làm mát khí nóng trước khi đến các dây thanh âm. Trái lại, khả năng tải nhiệt của hơi nước được hun nóng lớn hơn, nên có thể gây thương tổn sâu trong đường hô hấp. Bỏng gây nên do tiếp xúc với hơi nước có thể gây thương tổn phổi vì nước có khả năng tải nhiệt 4000 lần lớn hơn không khí.
Bỏng phổi là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Tỉ lệ sống sót bởi bỏng phổi thấp và thường để lại nhiều di chứng về sau.
Bỏng phổi làm tăng tỷ lệ sốc bỏng, tăng mức độ nặng của sốc bỏng đường hô hấp điều trị khó khăn, hay gặp biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao.
Khi khói và những khí độc trên xâm nhập vào đường hô hấp, dẫn tới đường hô hấp bị tổn thương, phù nề, có thể dẫn tới suy hô hấp và đe dọa trực tiếp tính mạng nạn nhân.
Thông thường trong một vụ hỏa hoạn, Khi tổn thương bỏng phổi thường kết hợp với các tổn thương bỏng trên cơ thể. Chúng làm cho triệu chứng lâm sàng của nạn nhân trở nên phức tạp và trầm trọng hơn.
Tại Mỹ, với những người có diện tích bỏng trên 85% diện tích cơ thể thì tỷ lệ có bỏng đường hô hấp là trên 80%.
Nếu nhiệt độ khí nóng ở miệng là 350 - 500 độ C thì nhiệt độ ở thanh quản sẽ là 150 - 350 độ C, ở phần trên của khí quản là 80 - 100 độ C, ở chỗ phân đôi của khí quản là 65-95oC; nhiệt độ máu ở tâm thất trái tới 44 độ C, gây tổn thương cơ quan hô hấp như bỏng nặng, phù nề, bít tắc đường hô hấp, khí phế thũng, xẹp phân thùy phổi...

Bỏng phổi là gì và bỏng phổi có cứu chữa được không? Bỏng phổi rất nguy hiểm và khả năng tử vong rất cao
Tổn thương và nhiễm độc khi bị bỏng phổi
Nhiễm độc Carbon monoxite (CO)
Bất kể nạn nhân nào trong vụ hỏa hoạn đều có nguy cơ nhiễm độc CO. CO là sản phẩn của quá trình đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ, than, nhựa tổng hợp… trong điều kiện thiếu oxi.
Nhiễm độc khí CO là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại các vụ hỏa hoạn.
Nhiễm độc CO cấp tính sẽ gây ra các triệu chứng như: khó thở, lơ mơ, rối loạn ý thức, thậm chí hôn mê và có thể tử vong trong những trường hợp nhiễm độc nặng.
Nhiễm độc Cyanua- HCN
Chất này sinh ra trong các vị hỏa hoạn do đốt cháy các sản phẩm có nguồn gốc từ polyurethane (một loại nhựa tổng hợp), acrylonitrile (sợi tổng hợp acrylic) và nilon, vải quần áo…
Biểu hiện lâm sàng của những nạn nhân nhiễm độc HCN là đau đầu, lơ mơ, rối loạn ý thức, mất phương hướng, nhịp nhanh, loạn nhịp tim, cao huyết áp…
Sơ cứu khi bị bỏng đường hô hấp
- Ngay lập tức đưa nạn nhân tới khu vực thoáng khí, an toàn.
- Nếu nạn nhân ngưng thở, tiến hành các biện pháp hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lông ngực.
- Nếu nạn nhân tỉnh, đảm bảo đường hô hấp được lưu thông. Lấy bỏ dị vật trong khoang miệng nếu có. Nếu nạn nhân nôn, cần để nghiên đầu nạn nhân sang một bên để tránh chất nôn sặc vào đường hô hấp.
- Kiểm tra các vị trí bỏng ở vùng đầu, mặt, cổ và chi thể. Làm mát các tổn thương bỏng trong vòng 20 phút bằng cách dùng nước sạch chảy trên vết thương hoặc ngâm vị trí tổn thương trong nước.
- Nếu nạn nhân có các triệu chứng khó thở, nhịp thở ngắt quãng, nói khàn, hoặc rối loạn ý thức cần gọi y tế hỗ trợ ngay và đưa nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am -
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm