Sữa mẹ có mùi chua trẻ uống được không

Sữa mẹ khi có mùi thay đổi sẽ khiến cho các bà mẹ lo lắng. Sữa mẹ có mùi chua trẻ uống được không khiến cho khá nhiều bà mẹ thắc mắc
05/09/2018 02:45

Sữa mẹ có mùi chua trẻ uống được không

Sữa của các bà mẹ thường có màu trắng đục, đôi lúc là có màu trắng ngả vàng là sữa ổn định. Bên cạnh đó, sữa sẽ có mùi thơm, rất kích thích vị giác của trẻ. Sữa mẹ trông khá thơm ngon và đặc trong tháng đầu, những tháng sau sẽ có thể bị loãng ra nhiều hơn để cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho trẻ. Việc sữa đổi màu hay đổi mùi rất dễ xảy ra, khi các bà mẹ bảo quản bằng tủ lạnh hay chế độ ăn uống của người mẹ.

Sữa mẹ bị chua là tình trạng ít khi gặp ở sữa mẹ còn tốt. Có nghĩa rằng sữa mẹ có thể đã hỏng nên có mùi chua và người lớn có thể cảm nhận được. Nếu như mẹ vô tình để con uống sữa chua do quá date có thể khiến trẻ bị một số bệnh về tiêu chảy hoặc đường ruột, không tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

sua-me-co-mui-chua

Nên lưu ý date sử dụng của sữa khi sữa mẹ có mùi chua 

Sữa mẹ có thể đổi sang mùi gì

Mùi xà phòng trong sữa

Đây là mùi sữa dễ gặp khi được vắt ra và bảo quản trong tủ đá cho trẻ. Giải thích cho việc này đó là sự xuất hiện enzyme lipase để phá vỡ các chất béo có trong sữa mẹ. Việc này để giúp các bé có thể hấp thu được nhiều dưỡng chất trong sữa mẹ vốn có. Việc enzyme lipase có mùi đặc trưng và không có mùi dễ chịu thường thấy như sữa công thức khiến cho người lớn cảm nhận được mùi này trong sữa sau khi rã đông. Việc xuất hiện mùi xà phòng cũng không khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Mùi tanh trong sữa

Mùi tanh trong sữa của trẻ khi được bú trực tiếp do khá nhiều nguyên do. Khi người mẹ có chế độ ăn uống với nhiều món tanh như cá, uống dầu cá hay gia vị cay nồng như tỏi, tiêu, ớt… khiến cho sữa mẹ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người mẹ có thể uống một số thuốc kháng sinh hay thuốc theo chỉ định khiến bị sữa mẹ có mùi, điều này cần tới gặp bác sĩ để có phương án thích hợp.

Việc vệ sinh bầu ngực tưởng chừng khá dễ dàng thế nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Bạn nên vệ sinh bầu ngực thường xuyên nhất là vùng ti cho bé bú để ngăn chặn nấm mốc hình thành.

Một số lưu ý khi cho bé bú sữa mẹ

6 tháng đầu sau khi ra đời khoảng thời gian vô cùng quan trọng của trẻ. Bạn nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu, từ tháng thứ 5 có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Thế nhưng 6 tháng là thời gian tối thiểu để bé bú sữa mẹ.

Chỉ cho bé bú không quá 10 phút vì hàm lượng đạm trong sữa cao, chất béo thấp thế nhưng việc bú lâu lại hoán đổi khiến lượng chất béo tăng dần. Chưa kể việc bú lâu sẽ ảnh hưởng đến đầu ti bị viêm nhiễm.

Việc bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng với các bà mẹ vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ dành cho con ví dụ như bổ sung canxi và các loại vitamin A, D. Bạn không nên ăn kiêng quá mức và giữ cho tinh thần mình thoải mái để có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt.

sua-me-co-mui

Nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để có dòng sữa mẹ tốt nhất cho trẻ

Việc đang tức giận mà cho trẻ bú sẽ khiến chất lượng  bị ảnh hưởng. Bú đêm quá nhiều là thói quen không tốt và ảnh hưởng đến thói quen ngủ của trẻ. Khi trẻ nhỏ bạn có thể cho bé bú đêm khoảng 2 lần, lớn dần chỉ nên 1 lần.

Khi cai sữa mẹ cho trẻ thì bạn cần từ từ để cho trẻ tập quen với thói quen đó. Sau 6 tháng nên tích cực cho bé ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng và giảm dần thói quen bú sữa của trẻ.

comment Bình luận

largeer