Tam cá nguyệt là gì và tại sao lại gọi là tam cá nguyệt?

Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai thì khái niệm tam cá nguyệt còn khá mới mẻ. Hiểu biết về tam cá nguyệt giúp mẹ bầu nắm được chu kì phát triển của thai nhi, giúp con phát triển tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu tam cá nguyệt là gì và tại sao được gọi là tam cá nguyệt ngay sau đây.
05/07/2018 08:28

Tam cá nguyệt là gì? Tại sao lại được gọi là tam cá nguyệt

Đầu tiên, khi hỏi về khái niệm tam cá nguyệt là gì thì trước đây, dân gian thường quan niệm quãng thời gian mang thai của bà bầu là "mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày". Đó là quãng thời gian từ khi em bé hình thành hình dáng đến khi em bé được sinh ra, hay nói cách khác đó là thời gian phát triển của em bé.

tam-ca-nguyet-la-gi-tai-sao-goi-la-tam-ca-nguyet

Tam cá nguyệt là gì? Đó là quãng thời gian từ khi em bé hình thành hình dáng đến khi em bé được sinh ra

Đối với những sản khoa hiện đại ngày nay quãng thời gian mang thai của mẹ bầu thường được chia thành 3 giai đoạn. Từ đó xuất phát khái niệm tam cá nguyệt ngày nay. Có thể hiểu đơn giản, tam cá nguyệt là thời gian mang thai của mẹ bầu được chia là 3 giai đoạn theo chu kì lớn của em bé.  Cụ thể ba giai đoạn:

- Tam cá nguyệt thứ nhất hay còn gọi là 3 tháng đầu thai kỳ: Bắt đầu từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết tuần thứ 13.

- Tam cá nguyệt thứ hai hay còn gọi là 3 tháng giữa: Bắt đầu từ tuần thứ 14 đến tuần 27 của thai kỳ

- Tam cá nguyệt thứ ba hay còn gọi là 3 tháng cuối: Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần 40 (hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở)

Đặc điểm của mỗi chu kì tam cá nguyệt như thế nào?

Tam cá nguyệt đầu tiên

Trong những tuần đầu khi trải nghiệm cảm giác mang thai thì đây là những trải nghiệm tuyệt vời. Tất cả đều gói gọn trong cảm xúc bồi hồi, khó quên khi lần đầu tiên mang trong mình sinh linh bé nhỏ.

Chính vì thế, ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn quan trọng nhất. Mẹ bầu sẽ được đi khám lần đầu tiên để khẳng định chắc chắn rằng thai nhi đã làm tổ trong buồng tử cung. Dưới sự thăm khám của bác sĩ mẹ sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp và được bác sĩ tư vấn những lời khuyên cụ thể về chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin hoặc khuyến cáo trong việc sinh hoạt hàng ngày ở thời kì đầu này.

Tuần cuối của tam cá nguyệt thứ nhất (thường rơi vào tuần 10-12), việc cực kì quan trọng mà mẹ bầu phải làm là siêu siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm nguy cơ mắc Hội chứng Down. Nếu tiến hành việc này quá muốn thì độ chính xác sẽ không còn.

Tam cá nguyệt thứ hai – Sức khỏe ổn định

Không còn những cơn nghén như giai đoạn trước, sức khỏe của mẹ bầu ở giai đoạn này đã dần được ổn định. Mẹ đã cảm thấy khỏe khắn hơn và bắt đầu làm quen với việc có một sinh linh bé bỏng trong cơ thể của mình.

Ngược lại với tam cá nguyệt thứ nhất thì đây là thời điểm để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng một cách tích cực để đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai kỳ như protein, axit folic, canxi, sắt, thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước để đảm bảo đủ ối cho bé.

tam-ca-nguyet-la-gi-tai-sao-goi-la-tam-ca-nguyet1

Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lí dành cho mẹ bầu trong thời kì tam cá nguyệt

Tam cá nguyệt thứ ba – Chặng đường về đích

Đã đến giai đoạn mong chờ nhất khi mà mẹ và bé đã có thể chuẩn bị gặp nhau. Bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ các mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết cho việc đi sinh.

Cho đến tháng cuối cùng mang bầu (khoảng tuần 37-40) nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy nặng nề, khó chịu vì cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên các bạn nên giữ tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái để có thể chuẩn bị gặp con tốt hơn.

comment Bình luận

largeer