Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Có nhiều sản phẩm được làm từ đậu nành như bột đậu nành, protein đậu nành, đậu hũ, sữa đậu nành, nước tương và dầu đậu nành. Trong đậu nành có chứa nhiều chất chống oxy hóa và phytonutrient rất có lợi cho sức khỏe, trong khi đó cũng dấy lên những quan ngại tác dụng có hại.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành. Đậu nành là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành
Ngoài nước, thành phần dinh dưỡng chính trong đậu nành là protein, nhưng chúng cũng chứa nhiều carbonhydrate (carb) và chất béo.
Protein trong đậu nành
Đậu nành là nguồn cung cấp protein từ thực vật tốt nhất.
Hàm lượng protein trong đậu nành chiếm khoảng 56% trọng lượng khô. Như vậy một chén đậu nành nấu chín chứa khoảng 29g protein.
Thành phần protein chính trong đậu nành là glycinin và conglycinin. Chúng chiếm khoảng 80% tổng lượng protein trong đậu nành. Với một số người thì thành phần này có thể gây ra một số dị ứng.
Việc tiêu thụ protein trong đậu nành cố thể giúp cơ thể giảm đáng kể cholesterol.
Hơn nữa trong đậu nành còn chứa protein hoạt tính như lectin và lunasin có thể giúp chống ung thư.
Chất béo
Đậu nành là thực phẩm rất giàu chất béo. Trên thực tế đây được coi là là loại hạt có nhiều dầu mà được dùng để làm dầu đậu nành.
Hàm lượng chất béo trong đậu nành khoảng 18% trọng lượng khô, chủ yếu là axit béo không bão hoà đơn và đa với một lượng nhỏ chất béo hòa tan.
Loại chất béo nhiều nhất có trong đậu nành là axit linoleic, chiếm khoáng 50% tổng lượng chất béo có trong đậu nành.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành. Trong đậu nành chứa nhiều dầu và chất béo nên được dùng nhiều để chế biến dầu
Carbonhydrate (carb)
Đậu nành là thực phẩm chứa ít carb. Với đậu nành nguyên vỏ chứa chỉ số đường huyết rất thấp.
Chính chỉ số GI thấp làm cho đậu nành đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.
Chất xơ
Trong đậu nành chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ hòa tan có trong đậu nành chủ yếu là alpha-galactoside (một enzim tiêu hóa) như là stachyose và raffinose. Những chất xơ này có thể gây ra hiện tượng đầy hơi hoặc tiêu chảy ở những người mẫn cảm.
Alpha-galactoside thuộc họ chất xơ có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng của hội chứng kích ruột.
Dù có những tác dụng phụ đối với những người bị mẫn cảm nhưng chất xơ hòa tan trong đậu nành được cho là có lợi cho sức khỏe.
Chất này được lên men bằng vi khuẩn cho ruột dẫn đến hình thành axit chuỗi ngắn. Việc này có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và cắt giảm ung thư ruột kể.
Vitamin và khoáng chất
Đậu nành là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào:
- Molybden: Đây là một chất thiết yếu cho cơ thể, được tìm thấy chủ yếu trong các loại hạt, ngũ cốc và đậu, đặc biệt rất nhiều trong đậu nành.
- Vitamin K1: Dạng vitamin K được tìm thấy trong đậu được biết đến với tên gọi phylloquinone, là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn mạch máu.
- Folate: một loại vitamin B, cũng được biết đến với tên vitamin B9 hay axit folic. Nó có nhiều chức năng trong cơ thể và được cho là rất quan trọng trong quá trình mang thai.
- Đồng: việc thiếu đồng có thể có nhiều tác động có hại cho sức khỏe. Do vậy sử dụng đậu nành để bổ sung đồng là rất tốt.
- Mangan: một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thức ăn và nước uống. Mangan trong đậu nành khó hấp thụ do chúng có hàm lượng axit phytic cao.
- Phốt pho: đậu nành là một nguồn dồi dào phốt pho, một khoáng chất thiết yếu có nhiều trong khẩu phần ăn của người phương Tây.
- Thiamin: Cũng được biết đến là vitamin B1. Nó đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành. Đậu nành có nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể
Những hợp chất hữu cơ khác
- Isoflavone: Đây là một chất thuộc họ polyphenol chống oxy hóa với nhiều lợi ích của sức khỏe. Chất này thường được biết đến như là estrogen thực vật.
- Axit phytic: được tìm thấy trong tất cả các loại hạt thực vật, axit phytic (phytate) làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất như kẽm và sắt. Lượng axit phytic có thể bị giảm đi trong quá trình nấu chín, nảy mầm hoặc lên men của hạt đậu .
- Saponin: một trong những nhóm hợp chất hữu cơ chính trong đậu nành. Saponin đậu nành được cho là làm giảm cholesterol ở động vật .
Isoflavon (Tinh chất mầm đậu nành)
Trong tất cả các chất dinh dưỡng tự nhiên trong vỏ đậu nành thì tinh chất mầm đậu nành là thành phần không thể không nhắc tới. Trong đậu nành hàm lượng Isoflavon nhiều hơn hẳn so với các thực phẩm khác.
Isoflavon là một chất dinh dưỡng tự nhiên giống với hormone nữ estrogen.
Loại isoflavon chính trong đậu nành là chất chống oxy hóa genistein (50%), daidzein (40%) và glycitein (10%).
Ở một số người có một loại vi khuẩn đường ruột đặc bệt có thể chuyển hóa đaizein thành equol. Chất này có trong đậu nành rất tốt cho sức khỏe. Những người được gọi là nhà sản xuất equol sẽ thu được nhiều lợi ích cho sức khỏe khi ăn đậu nành hơn người khác.
Lợi ích sức khỏe của đậu nành
Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vậy, đậu nành là thực phẩm rất tốt cho cơ thể.
Ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt
Theo nghiên cứu thì ăn đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đậu nành còn có tác dụng rất tốt trong việc chống loại bệnh ung thư tuyền liệt tuyến ở nam giới.
Do trong đậu nành có chứa các chất như isoflavon, lectin và lunasin. Do vậy việc tiêu thụ isoflavon có thể giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh ung thư vú.
Thành phần dinh dưỡng của đậu nành. Đậu nành có khả năng ngăn ngừa ung thư vú
Giảm các triệu chứng mãn kinh
Khi phụ trong giai đoạn mãn kinh thường có các biểu hiện như đổ mồ hôi, bốc hỏa, thay đổi tâm trạng do suy giảm mức estrogen.
Nghiên cứu cho rằng isoflavon thuộc họ phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành có thể giảm các triệu chứng mãn kinh.
Tuy nhiên các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ. Chúng chỉ có tác động đến những người có vi khuẩn đường ruột có thể chuyển hóa tinh chất mầm đậu nành thành equol.
Do vậy mỗi ngày ăn 135 mg isoflavon trong một tuần, tương đương với 68 g đậu nành mỗi ngày sẽ làm giảm triệu chứng mãn kinh ở những người được gọi là nhà sản xuất equol.
Tốt cho xương
Loãng xương là một bệnh lý do mật độ xương bị giảm và tăng nguy cơ gây gãy xương, nhất là ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Việc tiêu thụ những sản phẩm từ đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nguyên nhân là do những tinh chất mầm đậu nành có tác dụng phòng chống loãng xương.
Những tác hại của đậu nành
Du là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng với một sốn người thì nên hạn chế thực phẩm này hoặc có thể là tránh xa chúng.
- Làm giảm chức năng tuyến giáp: Nghiên cứu chỉ ra rằng tinh chất trong đậu nành có thể làm giảm sự hình thành của các hooc môn tuyến giáp ở cả người và động vật.
- Gây đầy hơi và tiêu chảy: Trong đậu nành có chứa chất xơ hoà tan, chủ yếu là các enzim tiêu hóa ngắn raffinose và stachyose có thể gây ra chứng đầy hơi và tiêu chảy ở những người mẫn cảm.
- Dị ứng với đậu nành: Dị ứng với đậu nành được gây ra do protein trong đậu nành và conglycinin.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm