Thời gian ủ bệnh bại liệt bao lâu?

Thời gian ủ bệnh bại liệt bao lâu?  Thời gian ủ bệnh bại liệt kéo dao động từ 3 – 35 ngày. Song với các trường hợp có dấu hiệu bại liệt thực thể, thời gian ủ bệnh kéo dài 7 – 14 ngày.
27/03/2018 15:29

Thời gian ủ bệnh bại liệt bao lâu?

Theo Wiki, bệnh bại liệt còn có tên gọi khác là bệnh viêm tủy xám hay polio. Đây là chứng bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi trùng poliovirrus lây theo đường phân  hoặc đường miệng. Khi đi vào cơ thể, siêu vi trùng này di chuyển vào hệ thần kinh trung ương làm suy yếu hoạt động và dẫn tới bại liệt hoàn toàn.

Ở môi trường bên ngoài cơ thể, virus bại liệt có thẻ sống trong phân hoặc nước. Virus bại liệt có thể sống đến khoảng 3 tháng ở nhiệt độ từ 0 – 4 độ C. Trong môi trường nước, ở nhiệt độ bình thường chúng có thể sống khoảng 2 tuần. Virus bại liệt có khả năng chịu khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ khoảng 56 độc C sau 30 phút và có thể bị tiêu diệt bởi thuốc tím.

Theo nghiên cứu, người là nguồn chứa bệnh duy nhất, đặc biệt là những người nhiễm virus bại liệt thể ẩn, nhất là trẻ nhỏ. Nguồn bệnh chính là bệnh nhân ở thể lâm sàng và người lành mang virus.

Nhóm đối tượng này sẽ đào thải virus ra ngoài môi trường theo đường phân làm ô nhiễm đường nước và thực phẩm.Virus bại liệt chủ yếu xâm nhập sang người qua đường phân và miệng. Song cũng có một số trường hợp bị lây nhiễm qua đường hầu, họng. Một điểm đáng lưu ý là virus bại liệt không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.

Empty

Thời gian ủ bệnh bại liệt bao lâu? Siêu vi trùng poliovirrus  gây bệnh bại liệt

Thông thường, thời gian ủ bệnh bại liệt kéo dài từ 3 – 35 ngày (trung bình ủ bệnh từ 3 – 12 ngày). Ở một số trường hợp có sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh kéo dài đến 35 ngày. Đối với những trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 – 14 ngày.

Thời gian lây truyền của bệnh đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng có thể kéo dài trong thời gian virus tồn tại trong cơ thể và đào thải ra ngoài. Sau thời gian xâm nhập virus gây bệnh bài liệt cư trú trong dịch hầu họng khoảng 36 giờ và trong phân khoảng 72 giờ. Bắt đầu từ ngày thứ 10 người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Có khoảng 90% ca nhiễm virus bại liệt thường không biểu hiện triệu chứng nào ra bên ngoài. Những người bị nhiễm có thể thể hiện một số triệu chứng nếu virus di chuyển vào dòng máu.  

Chỉ có khoảng 1% các ca bệnh, virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Lúc này chúng phá hủy các tế bào thần kinh vận động làm cho cơ suy yếu dẫn đến liệt phần mềm cấp tính.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bại liệt

Khi bị mắc bệnh bại liệt, người bệnh thường có biểu hiện lâm sàng: sốt, viêm họng, ho, nôn mửa, đau bụng. Ở những trường hợp nhẹ, bệnh nhân tự hồi phục nhanh. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh nặng, tế bào thần kinh bị phá hủy có thể dẫn đến teo cơ và liệt.

Liệt cột sống là hình thức phổ biến nhất, biểu hiện bởi sự tê liệt không đối xứng mà thường xảy ra ở chân người mắc bệnh bại liệt, nhất là trẻ nhỏ. Bại liệt hành tủy thường làm yếu đi các cơ nâng đỡ dây thành kinh sọ. Ngoài ra, bại liệt bulbo là sự kết hợp của liệt hành tủy và tủy sống.

Thông thường, hội chứng sau bệnh bại liệt hiếm khi đe dọa tính mạng con người. Nhưng nếu yếu cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Ngã: khi bị yếu cơ sẽ khiến cho người bệnh bị mất thăng bằng và dễ bị ngã dẫn đến gẫy xương hông và một số biến chứng khác.

Empty

Thời gian ủ bệnh bại liệt bao lâu? Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

- Người bệnh bại liệt cũng có thể gặp biến chứng chứng suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi (trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp nhất). Những người bị bại liệt hành tủy, ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến cơ liên quan đến việc nhai, nuốt dẫn đến việc ăn uống khó khăn.

- Bại liệt còn gây ra biến chứng suy hô hấp cấp tính: Bệnh bại liệt khiến người bệnh bị yếu cơ hoành và cơ ngực từ đó dẫn đến tình trạng khó thở sâu và ho. Cuối cùng có thể dẫn đến tích tụ dịch và chất nhầy trong phổi.

- Loãng xương: sau hội chứng bại liệt người bệnh không vận động nhiều có thể dẫn đến mật độ xương bị xốp gây loãng xương nghiêm trọng.

Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là: bệnh bại liệt có di truyền sang đời con cháu không? Theo chuyên gia sức khỏe, bệnh bại liệt do virus gây ra không di truyền sang đời con cháu. Khi người bệnh có con chỉ cần cho bé uống vacxin sabin phòng bệnh bại liệt là được.

Hiện nay, vacxin phòng ngừa bệnh bại liệt được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Có hai loại vacxin được sử dụng, cả hai loại này đều kích thích miễn dịch với bại liệt. Hai loại vacxin này có hiệu quả trong việc khống chế truyền bệnh từ người sang người đối với các virus bại liệt tự nhiên.

comment Bình luận

largeer