Thời gian ủ bệnh sán lá ruột bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sán lá ruột bao lâu? Thời gian ủ bệnh sán lá ruột trong cơ thể người kéo dài khoảng 90 ngày (3 tháng). Sán lá ruột có tuổi thọ trong ruột non của người khoảng 1 năm.  
22/03/2018 13:29

Thời gian ủ bệnh sán lá ruột bao lâu?

Sán là ruột có tên khoa học là Fasciolopsis – đây là một loại ký sinh thường gặp ở người và lợn. Sán lá ruột thường ký sinh ở trong tá tràng của lợn nhưng có thể gặp ở người dưới dạng trưởng thành ký sinh trong ruột non.

Sán lá ruột thường dài từ khoảng 30 – 70mm, chiều ngang từ 14 – 15mm. Trứng sáng lá ruột là loại trứng lớn trong các loại sán. Chúng có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài giống như sán lá phổi.

Bệnh sán lá phổi thường tập trung ở các nước Đông Nam Á và châu Á như Thái Lan, Malyasia, Trung Quốc, Ấn Độ. Tại Việt Nam, sán lá ruột chủ yếu phát hiện ở lợn. Ở Huế, người bị nhiễm sán là ruột do ăn rau muống trồng ở ao hồ hoặc rau xà lách xoong. Ở miền Nam bệnh thường gặp  ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thông thường, sán là ruột ký sinh ở ruột non của người. Tại đây chúng đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài rơi xuống nước và phát triển thành phôi. Trứng có phôi phát triển thành ấu trùng lông, bôi lội trong nước và tìm đến các loài ốc thích hợp. Trong ốc, ấu trùng lông phát triển qua các giai đoạn sporocysts và  rediae và thành ấu trùng đuôi.

Empty

Thời gian ủ bệnh sán lá ruột bao lâu? Quy trình phát triển của sán lá ruột

Sau đó ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các thực vật thủy sinh tạo thành nang trùng. Nếu người và lợn ăn phải thực vật thủy sinh có nang trùng thì ấu trùng sẽ thoát khỏi nang ở tá tràng và phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở tá tràng lơn và ruột người.

Theo nghiên cứu, thời gian từ khi nang trùng xâm nhập vào cơ thể người cho đến khi trưởng thành mất khoảng 90 ngày (3 tháng). Đây cũng chính là thời gian ủ bệnh của sán lá ruột trong cơ thể người.

Thông thường, sán lá ruột thọ khoảng 1 năm trong ruột non của cơ thể người. Trong thời gian ủ bệnh sán lá ruột thường có các triệu chứng: mệt mỏi, đau bụng tiêu chảy, thiếu máu dạng nhẹ. Song các biểu hiện này thường không rõ ràng nên đôi khi người bệnh chủ quan không phát hiện ra.

Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng sau:

- Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa: tình trạng này xuất hiện do sán trưởng thành bám vào niêm mạc ruột non khiến cho niêm mạc ruột non thường bị phù nề và viêm, sung huyết hoặc xuất huyết. Bên cạnh đó bệnh nhân còn có triệu chứng đầy hơi, đau bụng vùng hạ vị, khó tiêu, ỉa chảy thường xuyên.

- Ở trường hợp nặng hơn, người bệnh rơi vào tình trạng bị nhiễm độc. Lúc này, độc tố của sán gây tổn thương và làm rối loạn cơ thể. Toàn thân có thể bị phù nề, thiếu máu. Nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn ở những chỗ bị tổn thương thì có hiện tượng viêm và sưng những hạch mạc treo.

Bệnh sán lá phổi có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh bị nhiễm nhiều sán lá ruột và không điều trị kịp thời có thể chuyển biến qua giai đoạn nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vi khuẩn sán lá ruột có thể làm cho ruột non bị phù nề và viêm. Tình trạng này có thể lây lan đến ruột già, ở một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng tắc ruột. Nếu bị bội nhiễm thâm vi khuẩn ở những chô tổn thương thì có hiện tượng viêm và sưng những hạch mạc treo.

Mặt khác, những chất độc mà sán lá ruột tiết ra có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho ruột non như phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng nhất khác nhất là ở tim, phổi. Ngoài ra còn có thể bị cổ trướng, lá lách biến đổi tổ chức, tình trạng thiếu máu, hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm, bạch cầu toan tính tăng từ 15 – 20%. Thậm chí bệnh nhân có thể tử vong nếu phát hiện muộn và không được điều trị đúng cách.

Empty

Thời gian ủ bệnh sán lá ruột bao lâu? Sán lá ruột nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Vậy nên, việc phát hiện và điều trị bệnh sán lá ruột ngay lập tức lá phương án toàn nhất nhằm đảm bảo không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng như: đau bụng, tiêu chảy, phù nề, suy nhược cơ thể. Nếu đến bệnh viện, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu bạch cầu ái toan tăng, và chẩn đón khẳng định thực hiện bằng xét nghiệm tìm trứng sán trong phân.

Hiện nay, bệnh sán lá ruột thường được điều trị đơn giản bằng các loại thuốc đặc hiệu như: praziquantel, viên 500mg. Thuốc này có thể sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn, thường uống liều duy nhất 40mg/cân nặng. Người nhiễm sán lá ruột cần được điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa ký sinh trùng.

Để phòng bệnh hiệu quả, không nên ăn các loại thực vật sống dưới nước khi không được nấu chín. Cần xử lý hợp vệ sinh các loại phân thải của người và lợn một cách hợp vệ sinh. Không dùng phân của người và lợn để chăm bón cho cây. Khi phát hiện vùng dịch phải khoanh vùng và có biện phát điều trị kịp thời.

comment Bình luận

largeer