Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu?
Thời gian ủ bệnh Chlamydia
Chlamydia là một bệnh tình dục chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung vật dụng với người bị nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia thì bệnh Chlamydia có thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, trung bình sẽ là từ 1 đến 3 tuần.

Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu? Bệnh Chlamydia thường có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 tuần tùy cơ địa mỗi người
Tùy vào từng cơ địa và thể trạng của mỗi người mà thời gian ủ bệnh cũng sẽ khác nhau.
- Tùy vào từng cơ địa và thể trạng mỗi người: Có một số trường hợp sau khi bị vi khuẩn Chlamydia tấn công chỉ 5 ngày sau đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Những cũng có một số người sẽ có thời gian ủ bệnh lâu hơn.
- Tùy vào giới tính: Thời gian ủ bệnh Chlamydia của nam và nữ cũng rất khác nhau. Đối với nam giới thì thời gian ủ bệnh sẽ lâu hơn so với nữ giới.
- Sức đề kháng của mỗi người: Việc bệnh Chlamydia ủ bệnh ngắn hay dài còn phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. Những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển nhanh hơn. Đồng thời bệnh sẽ phát tác chỉ trong vài ngày ủ bệnh.
Nhìn chung thời gian ủ bệnh Chlamydia tương đối ngắn, nên nếu bạn có những hành vi quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và chuẩn đoán bệnh.
Sau khi có kết quả chuẩn đoán thì bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp nhằm giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm xảy ra, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Triệu chứng bệnh Chlamydia
Hầu hết những người bị nhiễm Chlamydia đều không có triệu chứng. Nếu có thì các triệu chứng chỉ xuất hiện một vài tuần sau khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh.
Ngay cả khi Chlamydia không gây ra các triệu chứng thì nó có thể gây ra tổn thương hệ sinh sản của bạn. Sau đó sẽ gây ra các triệu chứng cụ thể ở nam giới và nữ giới để mọi người phân biệt:
Ở nữ có đến 90% người bệnh không có biểu hiện gì và 10% còn lại sẽ có những biểu hiện bệnh bao gồm: dịch tiết âm đạo bất thường, đau bụng, vùng kín có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, ra máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh ở nữ giới...
Đối với các bệnh nhân nam giới thì cũng có tới 70% người mắc chlamydia mà không có triệu chứng gì. Ngoài ra, những biểu hiện phổ biến nhất của chlamydia ở nam giới bao gồm: dương vật có hiện tượng chảy dịch, dương vật bị đau và sưng tấy đỏ khi xuất tinh, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, đau khi đi tiểu,…

Thời gian ủ bệnh Chlamydia bao lâu? Bệnh Chlamydia dễ chuyển sang mãn tính và có thể gây nguy hại cho khả năng sinh sản
Bệnh Chlamydia có nguy hiểm?
- Viêm nhiễm do Chlamydia gây ra là điều kiện thuận lợi cho nấm, vi trùng sinh sôi phát triển gây bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
- Bệnh tấn công gây viêm vùng chậu, phần phụ và các bộ phận sinh sản bên trong, làm hỏng các ống dẫn trứng và apxe buồng trứng.
- Chlamydia gây ra hiện tượng dính và bí tắc các cơ quan nội tạng của phụ nữ. Rất nhiều trường hợp khi soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn, thấy tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh dục nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng. Thậm chí các tạng ở xa hơn như gan và cơ hoành cũng dính vào nhau. Khi có những dấu hiệu này thường thì vòi trứng cũng bị tắc. Hiện tượng tắc có thể do dải xơ dính làm gấp góc vòi trứng, có thể bản thân lòng vòi trứng bị bít lại.
- Bệnh Chlamydia nếu không được chữa trị kịp thời tại cơ sở y tế chuyên khoa thì hậu quả mà bệnh gây ra là rất nghiêm trọng thậm chí người bệnh sẽ mất đi thiên chức làm mẹ tức khả năng bệnh gây vô sinh là rất lớn.
Bệnh Chlamydia có lây không?
Theo các chuyên gia bác sĩ thì bệnh Chlamydia là bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua nhiều con đường khác nhau.
Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh là qua quan hệ tình dục. Do quan hệ không an toàn với người bệnh bằng bất cứ hình thức nào như: đường miệng, đường hậu môn, đường âm đạo đều trở thành còn đường truyền bệnh mà bạn nên cẩn trọng.
Bệnh còn có khả năng lây qua vậy trung gian khi dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt,….
Bệnh cũng có thể lây nhiễm bệnh qua vết thương hở bị nhiễm trùng do không xử lý đúng cách.
Bệnh Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường sinh nở. Chị em phụ nữ trong thời gian mang thai nếu không may bị bệnh Chlamydia mà không chữa trị kịp thời, đúng phương pháp rất có thể sẽ lây truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai hoặc qua quá trình sinh nở qua đường âm đạo.
Hy vọng những chia sẽ trên đây sẽ giúp bạn nhận thức về căn bệnh và nhanh chóng điều trị ngay khi phát hiện bệnh để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am -
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm