Thời gian ủ bệnh chân tay miệng bao lâu?

Thời gian ủ bệnh chân tay miệng bao lâu? Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Thời gian ủ bệnh của bệnh chân tay miệng kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo cơ địa của từng trẻ.
06/02/2018 13:41

Cần hiểu đúng về bệnh chân tay miệng

Theo Wiki, bệnh chân tay miệng là hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính, có thể lây truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ nhỏ. Bệnh có khả năng lây lan thành dịch nếu không được phòng tránh và điều trị kịp thời.

Bệnh chân tay miệng thường lây lan rất nhanh và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não và có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng.

Khi bị chân tay miệng, trẻ nhỏ thường có biểu hiện như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu dưới dạng phỏng nước. Nhiều trẻ các nốt phổng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh xuất hiện ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải tất cả người dân đều hiểu đúng về bệnh chân tay miệng. Một số người cho rằng bệnh chân tay miệng chính là bệnh lở mồm long móng ở động vật. Thế nhưng, các nghiên cứu chỉ ra đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

Empty

Thời gian ủ bệnh chân tay miệng bao lâu? Chân tay miệng là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Bệnh lở mồm long móng ở động vật là do một loại virus khác gây ra và bệnh chỉ diễn biến trên gia súc, cừu và lợn. Bệnh chân tay miệng thì diễn biến trên cơ thể trẻ nhỏ và do virus ở đường ruột gây ra.

Biểu hiện ban đầu của bệnh chân tay miệng là hiện tượng sốt. Rất nhiều bà mẹ hiểu lầm về hiện tượng này. Nhiều người cho rằng, trẻ sốt có thể do mọc răng; sốt do cảm cúm hoặc một số bệnh lý thông thường khác. Vì vậy, chỉ mua thuốc hạ sốt về cho trẻ uống. Và đây chính là sai lầm khiến cho bệnh tình của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong.

Trên thế giới, chân tay miệng không phải là một bệnh lý mới. Bệnh này đã từng bùng phát thành dịch ở một số nơi, nhất là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát và được ghi nhận nhiều nhất là ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…

Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe của con mình các bậc phụ huyeneh cần chuẩn bị cho bản thân một số kiến thức cơ bản về các dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh chân tay miệng. Bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường khác.

Thời gian ủ bệnh chân tay miệng bao lâu?

Thông thường virus gây bệnh chân tay miệng thường lan bệnh thông qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ khỏe mạnh.

 Người bị bệnh có thể làm lây bệnh nhiều nhất trong vòng 1 tuần đầu tiên của bệnh. Nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vòng vài tuần do virus cư trú trong phân. Bệnh chân tay miệng có thể truyền từ người sang động vật và ngược lại.

Thời gian ủ bệnh của bệnh chân tay miệng thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong thời gian này cũng là lúc các triệu chứng xuất hiện. Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài từ 24 – 48 tiếng đồng hồ kèm theo tình trạng kém ăn, khó chịu. .

Thời gian khởi phát của bệnh rất nhanh chỉ từ 1 – 2 ngày. Lúc này có thể trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác nhau như sốt, quấy khóc, khó chịu. Sau giai đoạn này là giai đoạn toàn phát có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày.

Lúc này trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: sốt, nhức đầu, ói mửa, mệt mỏi, khó chịu, đau lan lỗ tai, đau họng, loét miệng, mụn lở và giộp da trên xuất hiện ở vùng mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kèm theo tình trạng biếng ăn, tiêu chảy.

Empty

Thời gian ủ bệnh chân tay miệng bao lâu? Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày

Bệnh chân tay miệng chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, thông thường là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi mắc chân tay miệng không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Theo nghiên cứu, số trẻ mắc bệnh chân tay miệng dưới 3 tuổi lên đến 80%. Đã ghi nhận có trường hợp trẻ 2 tháng tuổi bị mắc bệnh này.

Trẻ có khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi chúng có ít kháng thể hơn người lớn và ít khả năng miễng dịch khi tiếp xúc với các loại virus gây bệnh. Hệ miễn dịch của người lớn có thể đẩy lùi được bệnh này.

Trẻ nhỏ bị chân tay miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là viêm màng não. Khi mắc viêm màng não do virus thường cso các triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng… Bệnh có thể diễn biến ở thể nhẹ và tự khỏi không cần điều trị. Song cũng có trường hợp bệnh nhân phải nhập viện để điều trị.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh chân tay miềng là hiện tượng sưng não hoặc tê liệt não. Chứng bệnh này có thể gây tử vong cho trẻ.

Vậy nên, để phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến cao cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Đồng thời thường xuyên rửa tay với nước xà phòng, không tiếp xúc với những trẻ nhỏ đang mắc bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh cần có đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

comment Bình luận

largeer