Thói quen ăn uống có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài

Một loạt các thói quen ăn uống có thể gây ra chứng mất ngủ hoặc thậm chí gây ra các vấn đề về giấc ngủ mãn tính.
14/10/2022 07:33

Lạm dụng quá nhiều caffeine

Caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà, soda, sô cô la và nhiều sản phẩm khác. Caffeine nổi tiếng với việc chặn các thụ thể của não đối với adenosine, một chất hóa học thúc đẩy giấc ngủ. 

Tiêu thụ quá nhiều caffein trong ngày (hoặc ăn và uống thực phẩm có chứa caffein quá gần giờ đi ngủ) là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm.

Tác dụng của caffeine có xu hướng đạt đến đỉnh điểm khoảng 30-60 phút sau khi tiêu thụ. Một số người quá nhạy cảm với caffein đến nỗi uống một cốc cà phê vào buổi sáng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của họ. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn thức ăn cay trước khi đi ngủ

Ăn thức ăn cay có thể gây ra chứng ợ nóng bất cứ lúc nào, nhưng đặc biệt là khi bạn nằm xuống. 

Khi nằm xuống, không có trọng lực để giữ cho axit dạ dày tại chỗ, axit dạ dày sẽ dễ dàng di chuyển lên thực quản hơn, dẫn đến đau, ợ chua và khó tiêu - Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 

Nghiên cứu cho thấy những người bị GERD có nhiều vấn đề về giấc ngủ hơn so với dân số chung.

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa

Theo một nghiên cứu năm 2020 đã xem xét việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa vào ban ngày khiến chất lượng giấc ngủ kém đi vào ban đêm. Bài đánh giá cho biết những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà thì có nhiều khả năng bị thức giấc vào ban đêm và giấc ngủ ít trọn vẹn hơn.

Tuy nhiên không phải tất cả chất béo đều ảnh hưởng tới giấc ngủ. Axit béo omega-3 có khả năng thúc đẩy giấc ngủ! 

Ăn quá nhiều carbs tinh chế

Chế độ ăn nhiều carbs tinh chế có thể làm tăng nguy cơ tăng cân, bệnh tim, tiểu đường và có thể gây mất ngủ.

Theo một nghiên cứu năm 2019, những phụ nữ lớn tuổi tiêu thụ lượng carbohydrate tinh chế cao ví dụ như ăn bánh mì trắng, bánh ngọt và mì ống có nhiều khả năng gặp khó khăn hơn để có một đêm ngon giấc. 

Không nhận đủ các chất dinh dưỡng nhất định

Nghiên cứu từ năm 2019 cho thấy những người có thời gian ngủ ngắn thường có lượng vitamin và khoáng chất thấp hơn bình thường, bao gồm canxi, vitamin D, vitamin K và magiê. 

Cách tốt nhất để đảm bảo bạn đang đáp ứng mục tiêu hàng ngày về vitamin và khoáng chất là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn cảm thấy có thể sử dụng thêm một số dinh dưỡng bổ sung từ thực phẩm chức năng.

Theo Eatthis

comment Bình luận

largeer