Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu loại nào tốt?

Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu loại nào tốt? Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường mắc bệnh viêm mũi dị ứng với các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi khó chịu. Các mẹ bầu cần hạn chế dùng thuốc mà nên dùng phương pháp điều trị an toàn, tự nhiên.
27/03/2018 19:06

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thai kỳ

Mỗi ngày, trung bình có khoảng 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi của người trưởng thành để vào phổi. Hốc mũi giúp làm ẩm và ấm không khí trước khi đến phổi để giảm tình trạng phổi bị thương tổn.

Tại hốc mũi sẽ có các tuyến tiết ra nước mũi đủ để làm không khí đủ ấm đi vào phổi. Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra khoảng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí.

Thông thường, nước mũi chảy theo vách sau của mũi và cổ họng, lúc này các tế bào mỏng sẽ ngăn chặn bụi bẩn làm nghẽn lối không khí lưu thông.

Thuoc nho mui danh cho ba bau loai nao tot

Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu loại nào tốt? Trong thời gian mang thai, mẹ thường mắc viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi thai kỳ

Viêm mũi dị ứng là chứng bệnh thường gặp và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm hắt hơi nhiều, ngứa mũi, chảy nước mũi, kích ứng mắt... gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Một trong những vấn đề cần lưu ý đó chính là việc dùng thuốc chữa trị viêm mũi dị ứng cho mẹ mang thai.

Việc mang thai thường gây ra sung huyết và phù nề niêm mạc mũi. Hầu hết mẹ mang thai đều mắc phải triệu chứng nghẹt mũi này. Viêm mũi thai kỳ không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và nguyên nhân chưa xác định. Bệnh có thể kéo dài liên tục kèm theo tiết dịch mũi lỏng. Nghẹt mũi khiến việc thở trở nên khó khăn hơn và phải thở bằng miệng vào ban đêm gây cản trở giấc ngủ.

Đối với bệnh viêm mũi thai kỳ, sinh lý bệnh chưa được xác dịnh và nhiều ý kiến cho rằng đó là do sự thay đổi nồng độ estrogen hoặc progesterone, đến nay chưa có bằng chứng cụ thể.

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thai kỳ đều không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, bệnh viêm mũi sẽ trở nên trầm trọng hơn ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ hoặc gây căng thẳng, mệt mỏi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, viêm mũi không kiểm soát được là do ngáy ngủ, làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao trong thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung.

Nếu không chữa trị bệnh viêm mũi kịp thời có thể dẫn đến bệnh hen suyễn hoặc viêm xoang trong quá trình mang thai.

Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu điều trị viêm mũi

Glucocorticoid dạng xịt mũi

Glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao trong việc điều trị nghẹt mũi và thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ có thai nên sử dụng liều thấp nhất để kiểm soát tình trạng bệnh.

Thuoc nho mui danh cho ba bau loai nao tot 2

Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu loại nào tốt? Dùng thuốc nhỏ mũi glucocorticoid dạng xịt

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin đường uống ít hiệu quả hơn trong việc làm giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi so với glucocorticoid đường mũi. Một số nghiên cứu đã đánh giá sự an toàn của thuốc kháng histamin trong thời kỳ mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai có nhu cầu dùng thuốc kháng histamin thích hợp nhất với thế hệ hai như: acrivastin, cetirizin, loratadin, mizolastin và terfenadin… bởi vì các thuốc này ít có tác dụng an thần và tác dụng phụ cholinergic cũng thấp hơn so với thế hệ một (alimemazin, chlopheniramin, promethazin). Loratadin và cetirizin có thể được coi là lựa chọn đầu tay trong thời kỳ mang thai. Hiện đã có dữ liệu an toàn của các thuốc này trên một số lượng lớn bệnh nhân mang thai.

Thuốc xịt mũi kháng histamin

Chưa có dữ liệu về tính an toàn trên người của azelastine hoặc olopatadine ở dạng xịt mũi, mặc dù nghiên cứu trên động vật cho thấy an toàn. Vì vậy, nên tránh sử dụng các loại thuốc này trong thời kỳ mang thai, trừ khi bệnh nhân chỉ đáp ứng với duy nhất một trong hai thuốc trên trước khi mang thai.

Thuoc nho mui danh cho ba bau loai nao tot 4

Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu loại nào tốt? Dùng thuốc xịt kháng histamin

Thuốc co mạch làm thông mũi, giảm sung huyết

Thuốc co mạch dùng tại chỗ (naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin…) có thể được sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày) để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi nặng. Có một số dữ liệu về tính an toàn trên người của oxymetazolin dùng đường mũi khi sử dụng ngắn hạn có thể chấp nhận trong thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên được cảnh báo về sự phụ thuộc thuốc nếu sử dụng kéo dài.

Thuốc co mạch, thông mũi đường uống

Tốt nhất nên tránh hoàn toàn sử dụng thuốc thông mũi đường uống trong 3 tháng đầu thai kỳ do nguy cơ không chắc chắn về một dị tật bẩm sinh hiếm gặp mà các thuốc này gây ra, đó là hở thành bụng.

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi kết hợp

Đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng có triệu chứng nghẹt mũi đáng kể thường có báo cáo giảm triệu chứng nhiều hơn khi được điều trị kết hợp một thuốc kháng histamin và pseudoephedrin (một chất chống co mạch, giảm sung huyết đường hô hấp trên) so với sử dụng đơn lẻ một trong hai loại thuốc trên. Tuy nhiên, cần lưu ý pseudoephedrin được khuyến cáo nên tránh sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thuoc nho mui danh cho ba bau loai nao tot 3

Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu loại nào tốt? Kết hợp thuốc thông mũi với thuốc kháng histamin

Lời khuyên của thầy thuốc

Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc. Khi có những biểu hiện bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Tuyệt đối không dùng thuốc theo mách bảo, vì thuốc có thể an toàn với người này nhưng lại nguy hiểm cho người khác. Đặc biệt với bà bầu bị chứng dị ứng, việc dùng thuốc cần phải thận trọng trọng hơn do cơ địa của bà bầu rất nhạy cảm. Việc dùng thuốc không đúng có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Một số phương pháp chữa trị nghẹt mũi cho bà bầu an toàn

Rửa mũi bằng nước muối

Pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, cho nước muối vào đó, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Kế đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, lưu ý hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.

Dung dịch nước muối được pha có nồng độ gần bằng nồng độ muối trong cơ thể vì vậy không đem lại cảm giác khó chịu nào. Mỗi lần rửa mũi, nên xịt chừng vài ba lần, sẽ thấy có hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối

Cũng với dung dịch nước muối pha sẵn với nồng độ như trên (nửa thìa cà phê muối trong 1/4 lít nước), hãy ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Tuyệt đối không nuốt vào mà nên dùng hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.

Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, đem lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật nếu không quen với vị chua của chanh.

Thuoc nho mui danh cho ba bau loai nao tot 5

Thuốc nhỏ mũi dành cho bà bầu loại nào tốt? Bà bầu nên uống nhiều nước

Tuyệt đối không ăn cay

Các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, cà ri... có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn nhưng không tốt cho mẹ mang thai.

Không uống sữa

Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản nhanh chóng. Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thực phẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.

Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

Để phòng tránh cảm cúm cần tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Ngoài ra, có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

Lưu ý khi thời tiết thay đổi hoặc khi đi trời mưa.

Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Trong khi ngủ, nên đề phòng bị nghẹt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt mà nên dùng một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ rồi tra thuốc nhỏ mũi.

Có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để điều trị nghẹt mũi, tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng đem lại hiệu quả và an toàn hơn cả.

comment Bình luận

largeer