Tranh cãi với đề xất giảm tốc độ phương tiện trong khu đông dân từ 50km/h xuống 30km/h

Đề xuất giảm tốc độ phương tiện giao thông trong khu đông dân cư từ 50km/h xuống 30km/h đang gây tranh cãi từ nhiều phía gồm cả tài xế và chuyên gia.
By Nguyễn Nam/ Sức Khỏe Cộng Đồng
11/08/2021 07:36

>>> Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

>>> Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

Đề xất giảm tốc độ phương tiện trong khu đông dân xuống 30km/h.

Đề xất giảm tốc độ phương tiện trong khu đông dân xuống 30km/h.

Đề xất giảm tốc độ phương tiện trong khu đông dân xuống 30km/h

Đề xất giảm tốc độ phương tiện trong khu đông dân xuống 30km/h được đưa ra trong hội thảo trực tuyến về Quản lý các yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông do Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức diễn ra cuối tháng 7 vừa qua.

Cho ý kiến tại đây, một số chuyên gia giao thông đưa ra đề xuất cần phải có giải pháp quản lý chặt tốc độ phương tiện, giảm tốc độ tối đa trong khu đông dân cư từ 50km/h xuống 30km/h.

Báo Giao Thông trong bài viết "Có nên giảm tốc độ trong khu đông dân cư xuống 30 km/h?" dẫn lời chuyên gia giao thông GS.TS Từ Sỹ Sùa - Giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT tại hội nghị nói rằng: "Nếu tăng tốc độ trung bình 1 km/h có thể dẫn đến gia tăng 4-5% số vụ TNGT. Ngược lại nếu giảm 5% tốc độ bình quân, có thể giảm đến 30% số vụ TNGT nghiêm trọng. Tốc độ bình quân 80 km/h, khả năng gây ra TNGT cao hơn nhiều so với tốc độ 50 km/h".

Đề cập đến việc quản lý tốc độ phương tiện, GS. Sùa cho rằng, Việt Nam chưa có chính sách quản lý tốc độ bài bản. Tốc độ giới hạn tại các khu đô thị còn cao, thường là 60 km/h. Thêm nữa, chính quyền đô thị chưa có khả năng áp dụng mức giới hạn tốc độ thấp hơn theo quy định của Luật GTĐB nên không có tốc độ đặc thù các khu vực “nhạy cảm” như trường học, khu đông dân cư.

Vị chuyên gia cho rằng, chúng ta đang áp dụng tốc độ hạn chế tại các khu vực đông dân, nhưng ở một số nước tốc độ này thấp hơn rất nhiều so với tốc độ chúng ta đang quy định. Quy định về tốc độ thường nằm trong các Thông tư, trong khi việc tiếp cận của người dân chưa đầy đủ. Nhiều tuyến đường không phân biệt tốc độ cho từng loại xe, trong khi các khu vực nhạy cảm và phức tạp về giao thông nên giới hạn tốc độ cụ thể.

Từ phân tích trên, GS Sùa cho rằng các dải tốc độ an toàn là 30 km/h, 50 km/h, 70 km/h. Việc giảm tốc độ cho phép của phương tiện cơ giới xuống 30 km/h tại các tuyến đường đông dân cư, trường học, khu vực có nhiều người đi bộ sẽ giảm 26% chấn thương do TNGT.

Bên cạnh đó, cần có sự phân biệt tốc độ giới hạn giữa các loại xe và hạn chế phương tiện có sức chứa lớn đi vào khu đông dân cư.

Cho ý kiến về vấn đề này, TS Trần Hữu Minh - Chánh Văn Phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, so với mức bình quân của thế giới, việc quản lý tốc độ của Việt Nam đang được đánh giá cao. Chúng ta đã có quy định về tốc độ cụ thể, khoảng cách xe cơ giới và các chế tài xử lý vi phạm tốc độ.

Đề cập đến việc giảm tốc độ tại các khu đông dân cư, ông Minh cho biết, tại nhiều quốc gia phát triển, họ lưu thông với tốc độ cao trên các tuyến đường được kiểm soát giao cắt tốt như cao tốc, các trục đường lớn. Tuy nhiên, tại các khu vực đông dân, khu vực phức tạp về giao thông họ lại quy định tốc độ rất thấp. Có những quốc gia quy định 50 km/h nhưng xu hướng tại các quốc gia phát triển họ giảm xuống còn 30 km/h. Đây là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam có thể thao khảo.

Đối với các khu vực kiểm soát giao thông tốt, tốc độ phù hợp để giao thông lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, phát triển kinh tế - xã hội là điều cần thiết. Tuy nhiên, tại các khu vực đông dân cư, trường học, khu vực có nhiều trẻ em cần nghiên cứu để có các giải pháp tổ chức giao thông, trong đó quy định quản lý tốc độ chặt chẽ hơn.

Tranh cãi nảy lửa

Trên diễn đàn lớn dành cho tài xế, đề xất giảm tốc độ phương tiện trong khu đông dân cư xuống 30km/h lập tức trở thành chủ đề tranh luận của nhiều người.

Rất nhiều tài xế cho rằng, việc giảm tốc độ phương tiện theo đề xuất xuống 30km/h là không hợp lý. "Bởi tốc độ như thế chẳng khác nào đi bộ", một tài xế ô tô bày tỏ.

Trong khi đó, một số ý kiến đồng tình cho rằng, việc giảm tốc độ trong khu đông dân cư xuống 30km/h khiến phương tiện tốn nhiên liệu, bởi hầu hết tai nạn giao thông trong khu đông dân cư xảy ra là vì các lái xe không chấp hành tốc độ, không quan sát, phóng nhanh vượt ẩu chứ lỗi không phải vì phương tiện đi 50km/h.

Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia giao thông cho rằng: Tai nạn giao thông phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tài xế phóng nhanh vượt ẩu, không tuân thủ theo luật chứ không phải vì tốc độ 50km/h gây ra.

"Các nguyên nhân như: Cơ sở hạ tầng, mức độ cơ giới hóa, cơ sở vật chất... là có như việc ống cống, mặt đường gồ gề...vv", chuyên gia giao thông phân tích, tuy nhiên ông cho rằng đây là những nguyên nhân không liên quan đến việc chấp hành tốc độ 50km/h.

Vị này khẳng định, tốc độ phương tiện hiện nay là phù hợp không cần phải giảm bởi nếu giảm rất tốn chi phí thay biển báo, cập nhật luật... Đặc biệt vị này cho rằng, tốc độ 30km/h thì không cả bằng tốc độ người đi bộ.

"Vấn đề tai nạn giao thông trong khu dân cư thuộc về ý thức. Nếu các tài xế chấp hành nghiêm quy định về tốc độ, quan sát khi đến ngã 3, ngã 4 thì không có chuyện xảy ra tai nạn. Còn hầu hết các vụ tai nạn trong khu đông dân xảy ra là do tài xế ngủ gật, thiếu quan sát, uống rượu bia không làm chủ tốc độ", vị chuyên gia nhận định.

Hiện tại đề xuất giảm tốc độ phương tiện trong khu đông dân cư xuống 30km/h đang trở thành chủ đề bàn tán, tranh cãi trên nhiều diễn đàn.

Tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông

Tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông được quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

Trong khu vực đông dân cư

Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa là 60km/h.

Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa là 50km/h.

Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

Ngoài khu vực đông dân cư

Với xe ôtô con, xe ôtô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ôtô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

- Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với xe ôtô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ôtô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ôtô xi téc):

- Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với ôtô buýt; ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ôtô chuyên dùng (trừ ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông):

- Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông, ôtô xi téc:

- Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

comment Bình luận

largeer