Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè là bệnh gì? Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh vào mùa đông hoặc trong thời điểm giao mùa. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi , suy hô hấp…
20/03/2018 10:11

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè là bệnh gì?

Chắc chắn trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh sẽ có ít nhất 1 lần bị nghẹ mũi, thở khò khè ít nhất một lần. Với những trẻ sức đề kháng yếu, hệ hô hấp không tốt thì có thể thường xuyên gặp phải. Khi bị ngạt mũi, thở khò khè trẻ thường biểu hiện bằng cách quấy khóc.

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè và quấy khóc ở mức độ nhẹ thường đi kèm theo hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi, mũi đóng vẩy cứng và có đờm…Trong lúc bú sữa mẹ, trẻ bị ngạt mũi thở khò khè thường bú ngắt quãng, không dài hơi và dễ bị sặc sữa trong lúc bú.

Empty

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè là bệnh gì? Ngạt mũi thở khò khò là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Ở những trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè nặng không thể đẩy được đờm ra ngoài thì đờm sẽ đóng vảy cứng ở phía trong mũi, khiến trẻ phải thở bằng miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ xuất hiện tình trạng khô khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng, ngứa cổ, sinh ra đờm.

Trẻ bị ngạt mũi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cảm lạnh, dị ứng, ngạt mũi sơ sinh, cúm, dị vật trong mũi, viêm phế quản, hen suyễn… Đại đa số trẻ sơ sinh bị ngạt mũi do cảm lạnh vì thay đổi thời tiết.

Vậy nên, trẻ nhỏ khi bị ngạt mũi thở khò khè thường khó khăn trong việc bú sữa mẹ. Dù lúc thức hay lúc ngủ mồm luôn trong tình trạng mở để thở. Mặc dù đây là bệnh lý thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho hệ hô hấp của trẻ.

Cách xử lý trẻ sơ sinh khi bị ngạt mũi thở khò khè

Khi thấy trẻ có dấu hiệu ngạt mũi thở khò khè các bậc phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng cách:

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn sau:

- Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên, đặt vòi phun chai nước muối sinh lý vào sát lỗ mũi, xa vạch an toàn.

- Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2 – 3 giây.Lặp lại động tác này vài lần.

- Lấy dịch nhầy trong mũi của trẻ ra, lau sạch mũi cho trẻ là được.

Để tình trạng ngạt mũi thở khò khè nhanh khỏi, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé. Nếu cha mẹ giữ ấm được cho trẻ trong nhiều ngày sẽ không cần uống thuốc và sẽ tự khỏi.

Empty

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè là bệnh gì? Hút gỉ mũi là cách giúp "khơi thông" đường thở của trẻ

Trong thời gian này, cha mẹ cũng cần cho bé uống nhiều nước để dễ dàng xì mũi hoặc hút chất nhầy trong mũi. Mặt khác, uống nhiều nước còn giúp cuốn trôi đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng của trẻ. Tốt nhất nên cho trẻ uống nước ấm để không làm ảnh hưởng đến cổ họng.

Để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho trẻ mẹ cần cho con bú đúng giờ, cho ngủ đủ giấc. Với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho trẻ ngủ đủ 18h/ngày. Đây là thời gian lý tưởng để trẻ nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe.

Đối với trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè cha mẹ cần có cách chăm sóc đặc biệt, không nên sử dụng các mẹo chữa ngạt mũi thở khò khè dân gian. Bởi trẻ sinh là đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ nhạy cảm và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ sử dụng các mẹo dân gian không đúng cách.

Ngoài ra, trong thời gian chữa ngạt mũi thở khò khè cho trẻ cha mẹ không nên kiêng tắm vì sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và ủ bệnh trong cơ thể trẻ. Khi tắm thì nên tắm bằng nước ấm và ở nơi kín gió.

comment Bình luận

largeer