Tự nhiên bị đau xương cụt có nguy hiểm không

Tự nhiên bị đau xương cụt có nguy hiểm không? Tự nhiên bị đau xương cụt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là nữ giới. Đau xương cụt được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
06/11/2017 16:09

 Tự nhiên bị đau xương cụt là gì?

Rất nhiều người bệnh không biết đau xương cụt là bệnh gì, đau xương cụt có nguy hiểm không? Trước khi giải đáp câu hỏi trên, chúng ta cần phải biết xương cụt là gì?

Xương cụt là phần xương cuối cùng của xương sống con người. Phần xương cụt được cấu tạo bởi 5 đốt sống có hình tam giác nối liền với xương hông. Chức năng của xương cụt là phối kết hợp với khung xương chậu nâng đỡ trọng lực của toàn bộ cơ thể. Xương cụt còn có chức năng tạo đường cong sinh lý cho các hoạt động của cột sống và cơ thể.

Tu nhien bi dau xuong cut

 

Tự nhiên bị đau xương cụt có nguy hiểm không, xương cụt là một trong những bộ phận thừa của cơ thể

Xương cụt được xếp vào nhóm 5 bộ phận thừa trên cơ thể người. Đối với động vật, xương đuôi có tác động giữ thăng bằng cơ thể. Nhưng trong quá trình tiến hóa, con người tập đi bằng 2 cân nên bộ phận đuôi dần teo đi và trở thành bộ phận thừa trên cơ thể.

Đau xương cụt là đau ở vị trí xương cụt hoặc vùng cơ bắp sát xương cụt. Khi bị đau xương cụ người bệnh hay cảm thấy nhói ở vùng mông hoặc hông. Những người nặng hơn thường bị đau ở vùng dưới háng, đau vùng dưới gối và vùng mắt cá chân.

Đau xương cụt không phải là bệnh quá nghiêm trọng nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bởi đốt sống vùng xương cụt của phụ nữ thường ít hoạt động mạnh nên dễ bị đau hơn và mức độ đau nghiêm trọng hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tự nhiên bị đau xương cụt sẽ khiến người bệnh cảm thấy nhức ở phần hông. Nhưng thời gian đau nhức sẽ ngắn và không liên tục. Sau vài lần đau nếu người bệnh không có biện pháp điều trị thì tần xuất đau nhức sẽ tăng nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người bệnh không nên xem thường hiện tượng đau xương cụt bởi nó tác động nghiêm trọng đến cơ thể, bệnh này xuất hiện từ nguyên nhân:

- Do tuổi tác: Những người tuổi cao, tình trạng lão hóa xương càng nghiêm trọng. Nên họ là đối tượng dễ bị mắc chứng đau xương cụt nhất.

- Đau xương cụt do mắc bệnh phụ khoa: Những người bị u xơ tủ cung, viêm xương chậu, ung thư tử cung... là đối tượng dễ bị mắc bệnh đau xương cụt. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đua nhức vùng hông, sau đó đau vùng dưới háng.

Tu nhien bi dau xuong cut

 

Tự nhiên bị đau xương cụt có nguy hiểm không, đau xương cụt có thể xuất hiện do các bệnh lý

- Do phẫu thuật: Một số phụ nữ từng mổ tử cung thường dễ bị mắc chứng đau nhức xương hông bởi tử cung bị sệ.

- Đau xương cụt ở phụ nữ mang thai: Đây là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Bởi khi mang thai, các cơ quan có xu hướng hơi dịch lên khiến xương cụt không thể đỡ hết được dẫn đến tình trạng nhức mỏi xương cụt.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đau xương cụt do một số bệnh lý về xương như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp...

Đau xương cụt ở phụ nữ sau sinh nở nguy hiểm như thế nào?

Phụ nữ sau sinh nở là đối tượng dễ bị mắc chứng bệnh đau xương cụt nhất. Khi bị đau xương cụt, người bệnh thường có hiện tượng đau nhức ở mông, hông, đau ở dưới háng, hai chân và đầu gối và có thể là mắt cá chân. Đa số phụ nữ bị đau xương cụt do các bệnh phụ khoa gây nên. Căn bệnh này khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống.

Phụ nữ sau sinh bị đau xương cột sống do viêm cơ quan sinh dục. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau lựng, bụng dưới. Đồng thời, cơ thể xuất hiện kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, mệt, chán ăn. Xương cụt có hiện tượng đau nhức nghiêm trọng hơn khi người bệnh thường xuyên lao động nặng.

Tu nhien bi dau xuong cut co nguy hiem khong (1)

 

Tự nhiên bị đau xương cụt có nguy hiểm không, phụ nữ 

Một số phụ nữ bị lệch tử cung cũng là đối tượng dễ bị mắc chứng đau xương cụt. Khi tử cung nghiêng về một bên thì các tổ chức dinh vào nhau dẫn đến xương cụt bị ảnh hưởng sẽ rất đau nhức.

Một số phụ nữ khác bị đau xương cụt là do vòng tránh thai bất thường gây ra. Khi kích thước vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung khiến cho độ đàn hồi không ổn định. Khi đó vòng tránh thai sẽ kích thích tới vách tử cung khiến cho chị em phụ nữ bị đau xương cụt.

Những phụ nữ có khối u xơ tử cung, ung thư tử cung khối u buồng trứng... cũng rất dễ bị đau nhức xương chậu. Khối u chèn lên dây thần kinh hoặc các tết bào ung thư khiến cho xương cụt bị đau nhức.

Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh đau xương cụt còn do một số bệnh khác như: viêm thận mãn tính, viêm đường tiết liệu, do thời kỳ kinh nguyệt, do khoang chậy sưng huyết, tử cung xuất huyết.

Cách điều trị bệnh đau xương cụt

Tự nhiên bị đau xương cụt hoặc đau xương cụt do bất cứ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và có phương án điều trị tốt nhất.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, bệnh đau xương cụt có thể điều trị bằng cách kết hợp uống thuốc và trị liệu vật lý. Trong trường hợp, phương pháp này không có hiệu quả thì người bệnh nên tiến hành cắt bỏ xương cụt. Việc cắt bỏ xương cụt không ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày.

Ở những đối tượng mới bị đau xương cụt thì có thể sử dụng các biện pháp điều trị đơn giản hơn. Người bệnh nên thường xuyên nghỉ ngơi. Đồng thời sử dụng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt để hạn chế tối đa các cơn đau nhức, khó chịu.

comment Bình luận

largeer