Uống nước vối đá có tốt không?

Nước vối đá là đồ uống giải khát dân dã vào mùa hè. Tuy nhiên việc uống nhiều loại nước này khi bụng đang đói hoặc đang khát sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
30/05/2018 10:38

1. Uống nước vối đá có tốt không?

Nước vối là đồ uống giải khát phổ biến vào mùa hè được nấu bằng nụ vối hoặc lá vối phơi khô hoặc dùng tươi. Nước vối được dùng để uống hàng ngày thay nước chè xanh trong nhiều gia đình.

Vào mùa hè nước vối đá được bán ở hầu hết các quán nước vỉa hè tuy nhiên khi uống mọi người cần lưu ý một số điều như:

- Không uống nước vối đá khi đói bụng tránh bụng bị cồn cào. Do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

uong nuoc voi da co tot khong

Uống nước vối đá có tốt không? Không uống nước vối đá khi đói bụng tránh bụng bị cồn cào

- Hạn chế uống nước lá vối tươi. Mọi người nên uống lá và nụ vối khô thay cho lá vối tươi. Trong lá vối tươi có tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Uống quá nhiều loại nước này vào mùa hè đôi khi còn gây ra rối loạn tiêu hóa.

- Chỉ nên uống 1 ly lá vối đá/ngày. Mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết. Tốt nhất không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãm lấy nước uống thay trà trong ngày kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

2. Một số bài thuốc từ cây lá vối

Lá vối chữa bệnh gút: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Nụ vối giảm mỡ trong máu, cholesterol: Công thức cho mỡ máu: Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.

Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

uong nuoc voi da co tot khong.jpg 1

Uống nước vối đá có tốt không? Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc

Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên.

Hỗ trợ trị tiểu đường: Nụ vối 15 – 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà.

Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

Viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.

Viêm da lở ngứa: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

Chữa viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ: Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

Tốt nhất nên dùng lá, nụ vối tươi sẽ tốt hơn nhiều lá hoặc nụ vối đã phơi khô.

comment Bình luận

largeer