Uống sữa đậu nành có tăng cân không?

Sữa đậu nành là một loại thức uống phổ biến có lợi cho sức khoẻ. Trong sữa đậu nành tự nhiên có chứa hàm lượng protein cao, axit béo thiết yếu cùng nhiều vitamin, khoáng chất có lợi khác.
15/06/2018 22:24

Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một trong những thức uống phổ biến được làm từ đậu tương. Sữa đậu nành có hương vị thơm ngon, dễ uống.

Theo Đông y, sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng, tiểu đường…

Uong sua dau nanh co tang can khong 2

Sữa đậu nành là một trong những loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng

Trong sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin A, D, E, K, chất đạm, béo có lợi cho sức khoẻ. Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na.

Sữa đậu nành không chứa lactose nên có thể dùng thay thế sữa bò cho những người dễ bị đau bụng do lactose. Không chỉ vậy, sữa đậu nành có ít chất béo bão hòa hơn sữa bò nên rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch.

Uong sua dau nanh co tang can khong 3

Sữa đậu nành có chứa ít chất béo bão hoà tốt cho người bệnh tim mạch

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị do sữa đậu hành có tính thiên hàn, hoạt lợi nên những người có tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm… thì không nên uống sữa đậu nành.

Hơn nữa, tuyệt đối không được uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi. Do sữa chưa chín có chứa chất có hại saponin và dung môi protein chống dịch tụy có thể gây ra trúng độc với triệu chứng buồn nôn, đi ngoài, tứ chi đau mỏi.

Uống sữa đậu nành có tăng cân không?

Trong sữa đậu nành có chứa các chất béo không bão hòa đơn có tác dụng ngăn cản sự gia tăng mỡ máu. Ngoài ra, chúng còn ức chế các chất béo trong ruột và ngăn hấp thu cholesterol. Sữa đậu nành cung cấp các vitamin đốt cháy chất béo. Một ly sữa chứa 30% riboflavin và 50% vitamin B12, là 2 loại vitamin tham gia vào sản xuất năng lượng và đốt cháy các axit béo hiệu quả, có tác dụng giảm mỡ bụng, đùi hoặc cánh tay một cách hiệu quả.

Uong sua dau nanh co tang can khong 4

Uống sữa đậu nành có tăng cân không? Sữa đậu nành có tác dụng giảm cân

Một ly sữa đậu nành cung cấp 3g chất xơ, đáp ứng 12% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn. Chất xơ đóng vai trò duy trì cảm giác no lâu hơn và tăng tốc độ vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt và giảm cân hiệu quả.

Thói quen ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở phụ nữ là sự mất cân bằng nội tiết estrogen nữ. Estrogen kích thích sự tích tụ chất béo ở đùi, mông (gọi là hình thái béo gynoid-béo quả lê), từ đó ức chế hình thành chất béo ở bụng (gọi là hình thái béo android-béo quả táo). Sự tác động đến estrogen diễn ra mạnh ở thời kì vị thành niên và độ tuổi sinh sản, sau đó chúng sẽ giảm dần cùng với sự tăng lên của tuổi tác.

Uong sua dau nanh co tang can khong 5

Nhờ có chứa isoflavones, đậu nành có khả năng ngăn ngừa béo phì

Ngoài ra, isoflavones có trong đậu nành có khả năng ngăn ngừa béo phì thông qua việc giảm tiếp nạp thức ăn vào cơ thể từ đó ngăn ngừa việc tăng cân. Việc bổ sung isoflavones sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nguồn protein thực vật hoàn hảo cùng nhiều chất xơ, ít chất béo không no.

Các chuyên gia cũng đã chứng minh rằng, khẩu phần ăn có nhiều protein đậu nành giúp duy trì năng lượng lâu hơn, giảm tích mỡ và khối nạc do đó có hiệu quả giảm cân đáng kể đồng thời cải thiện kết cấu cơ thể.

Một ly sữa đậu nành có chứa khoảng 80 calo và có thể thấp hơn so với các loại sữa không béo khác. Trong khi các loại sữa khác chứa 12g đường lactose (là loại đường cơ thể không tự hấp thu được) thì trong sữa đậu nành chỉ chứa 1/2 lượng đường này. Phần còn lại trong cacbohydrat của đậu nành là chất xơ.

Uong sua dau nanh co tang can khong

Một ly sữa đậu nành có chứa khoảng 80 calo

Tuy nhiên, để có kết quả giảm cân như mong muốn, cần đảm bảo uống không quá 500ml/ngày, uống không có đường kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh, cân đối. Nếu uống quá nhiều, uống thay nước lọc hoặc uống cho đường nhiều, ăn chế độ ăn thừa năng lượng, không tập luyện sẽ gây béo phì và một số chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác.

comment Bình luận

largeer