Uống trà đá có tốt không?

Trà đá là thức uống được nhiều người ưa chuộng trong mùa hè giúp thanh nhiệt và giải khát. Tuy nhiên, nếu nạp vào cơ thể quá nhiều co thể gây nguy hại đến sức khoẻ.
31/05/2018 09:28

1. Uống trà đá có tốt không?

Trà đá không chỉ có tác dụng thanh nhiệt mà còn đem lại những lợi ích sau:

  • Tốt cho da

Theo trang sức khỏe Health Guidance, trà đá không ngọt có nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và rất tốt cho da, giữ cho làn da luôn tươi trẻ.

Uong tra da co tot khong 2

Trà đá có chứa nhiều chất chống oxy hoá tốt cho da

  • Giảm huyết áp

Một số loại trà, ví như trà dâm bụt rất có ích cho huyết áp của con người. Uống trà dâm bụt có thể giúp hạ huyết áp trong trường hợp bị tăng huyết áp.

  • Giúp xương luôn chắc khoẻ

Một lượng caffeine vừa phải trong trà có thể mang đến tác dụng tích cực cho hệ xương của bạn. Một nghiên cứu mới của Anh đã cho thấy trà có thể xây dựng và tăng cường xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Uong tra da co tot khong 3

Trà đá chứa một lượng caffeine vừa phải giúp xương luôn chắc khoẻ

  • Chống sâu răng

Theo trang Medicaldaily, uống trà xanh hoặc hồng trà sau khi ăn đồ ngọt có thể giảm thiểu nguy cơ sâu răng nhờ ngăn chặn những mảng bám hình thành và vi khuẩn cư trú trên răng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo không nên uống trà với đường, kem, sữa hay những chất tạo ngọt khác.

  • Chống ung thư

Trà đá được cho là có tác dụng ngăn ngừa ung thư nhờ hàm lượng flavonoid bên trong. Thành phần này có thể phát hiện những tế bào có hại tiềm năng và tiêu diệt trước khi chúng gây hại cho cơ thể. Trang sức khỏe WebMD đã đưa ra một nghiên cứu cho thấy uống một cốc trà xanh mỗi ngày có thể chống lại tác hại của thuốc lá và phòng ngừa bệnh ung thư phổi.

  • Giúp đầu óc tỉnh táo hơn

Uống trà đá với lượng vừa phải sẽ giúp đầu óc tỉnh táo hơn mỗi ngày. Những loại trà lạnh tự ủ trong bình sẽ tốt hơn các loại trà đóng hộp, mua sẵn ngoài thị trường.

Uong tra da co tot khong 4

Uống trà đá vừa phải sẽ giúp đầu óc tỉnh táo mỗi ngày

  • Ngăn ngừa nguy cơ đau tim

Nếu uống quá nhiều trà có thể khiến sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiến nếu uống với một lượng trà vừa phải (không ngọt) sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ đau tim. Các nhà nghiên cứu cho rằng trà có thể bảo vệ trái tim của con người với thành phần flavonoids bên trong.

2. Tác hại bất ngờ của trà đá

Trên thực tế, y học đã chứng minh uống trà đá quá nhiều, đặc biệt là những loại trà có đường sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Bệnh về thận

Hãng tin CBS News đã từng đưa tin về một bệnh nhân tại bang Arkansas, Mỹ bị suy thận do thói quen uống 1 gallon (khoảng 3,78 lít) trà đá mỗi ngày. Được biết, những loại trà như hồng trà chứa chất hóa học có thể gây ra sỏi thận hoặc thậm chí suy thận nếu liên tục nạp vào cơ thể với lượng trà lớn.

Uong tra da co tot khong 5

Với những loại trà như hồng trà chứa chất hoá học có thể gây sỏi thận

  • Tiểu đường

Nhiều người thường có thói quen uống trà đá với đường tuy nhiên đây chính là thói quen gây hại cho sức khoẻ.

Theo trang sức khỏe Health Guidance, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Nước trà đá pha thêm đường sẽ là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường nếu bạn liên tục uống với lượng lớn.

  • Béo phì

Nhiều người cho rằng uống trà đá có thể giảm cân, tuy nhiên, thực tế cho thấy uống quá nhiều nước trà có thể khiến cân nặng của họ tăng lên. Theo trang Mydiet, phần lớn các thương hiệu trà giải khát hiện nay có chứa ít nhất 250 calo/túi trà, có nhiều đường hơn cả lượng đường trong soda.

Uong tra da co tot khong

Uống trà đá có tốt không? Uống trà thường xuyên có thể khiến cân nặng của bạn tăng lên

Vì vậy, uống trà thường xuyên sẽ khiến cân nặng của bạn tăng lên nhanh chóng.

  • Đột quỵ

Ít ai biết rằng trà đá cũng là một trong những nhân tố có thể gia tăng mức triglyceride trong cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

  • Bệnh về tim mạch

Nhiều trà cũng đồng nghĩa với nhiều caffeine, chất hóa học ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tất cả các loại trà đều có chứa caffeine, dễ khiến huyết áp tăng cao và nhịp tim nhanh, với một số trường hợp còn gây ra chứng loạn nhịp tim.

comment Bình luận

largeer