Viêm màng não có chữa được không?

Viêm màng não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Viêm màng não nặng có thể gây suy hô hấp, hôn mê sâu, sốc nhiễm khuẩn…
01/05/2018 12:15

Viêm màng não gây biến chứng gì?

Màng não là bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Nó làm nhiệm vụ bao bọc xung quanh não và tủy sống. Tuy nhiên, chức năng này bị suy giảm khi con người bị mắc bệnh viêm màng não. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ song cũng có thể xuất hiện ở người lớn.

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng màng não. Bệnh xuất hiện do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu gây nên. Ngoài ra, bệnh viêm màng não còn có thể xuất hiện do virus, nấm, ký sinh.

Vi khuẩn HIB (Hemophilus influenzae týp B) gây bệnh viêm màng não thường ký sinh ở mũi và họng. Chúng lây truyền bệnh từ người này sang người khác thông qua nước bọt, hắt xì hơi và ho.  Với trẻ nhỏ, bệnh có thể lây lan thông qua việc dùng chung đồ chơi có nước bọt. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (nhất là trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi) là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Khi bị viêm màng não, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt li bì, sổ mũi, ho, bỏ bú, lười ăn, quấy khóc, nôn. Bệnh sẽ tiến triển nhanh sau 1 – 2 ngày. Nếu không được điều trị sẽ xuất hiện tình trạng hôn mê, co giật…

Khi bị viêm màng não không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Sốc nhiễm khuẩn

Đây là biến chứng nhanh và rất nguy hiểm. Khi rơi vào biến chứng này người bệnh thường có biểu hiện chảy máu dưới da, đông máu rải rác… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: tim, phổi, gan. Biến chứng này làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.

Benh viem mang nao co chua duoc  khong (1)

Viêm màng não có chữa được không? Bệnh viêm màng não không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ

  • Liệt dây thần kinh

Trẻ sốt cao dẫn đến co giật và có thể bị liệt một số bộ phận như các chi hoặc liệt nửa người. Tình trạng này nếu được điều trị kịp thời thì sẽ hội phục dần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sẽ trở thành di chứng mãi mãi.

  • Suy hô hấp, hôn mê

Biến chứng suy hô hấp xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Từ đó dẫn đến tình trạng co giật, chướng bụng, sốt cao, suy tim, viêm phổi… Nếu không được điều trị bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và dẫn đến tử vong.

  • Phù não

Viêm màng não làm tổn thương hàng rào máu não và tổn thương màng tế bào gây ra sự tích tụ nước và tụ máu bất thường ở các tổ chức kẽ và trong tế bào. Khả năng cứu sống ở trường hợp này là rất thấp. Phù não thường xảy ra đối cới trẻn dưới 3 tháng tuổi.

  • Nhiễm trùng

Đây là biến chứng cấp tính thường do não mô cầu gây ra. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng dẫn đến hạ huyết áp, trụy tim và tử vong.

  • Hạ đường huyết

Đây là hiện tượng đường huyết trong máu giảm xuống thấp. Từ đó dẫn đến tình trạng suy hô hấp, co giật, tím tái cơ thể và ngừng thở đẫn đến tử vong.

  • Hạ canxi huyết

Đây là một trong những biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm màng não. Khi canxi thiếu hụt dẫn đến tình trạng co giật, về lâu dài, trẻ dễ bị tái phát dẫn đến còi xương, chậm tăng chiều cao, khóc đêm, đổ mồ hôi trộm…

Viêm màng não có chữa được không?

Mùa nắng nóng hoặc thời tiết chuyển lạnh là thời điểm lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh viêm màng não xuất hiện, lây lan nhanh chóng. Các vi trùng và siêu vi trùng nhanh chóng xâm nhâp vào hệ thống thần kinh trung ương gây bệnh viêm màng não. Các vi trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis. Haemophilus influenzae type B (Hib) cũng có thể gây viêm màng não ở người lớn và trẻ nhỏ.

Diễn biến của bệnh viêm màng não như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi trùng sẽ gây tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề khi không được điều trị kịp thời. Nếu do siêu vi trùng thì bệnh sẽ tự khỏi. Câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm : bệnh viêm màng não có chữa được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm màng não có thể chữa được. Nhưng tỉ lệ thất bại trong điều trị là khá cao. Bởi việc đưa người bệnh nhập viện sớm hay muộn gần như đóng vai trò quyết định trong điều trị bệnh.

Theo các bác sĩ, với trường hợp bệnh nhân bị viêm màng não nước trong thì quá trình điều trị ngắn và cho kết quả khả quan hơn nhiều. Tuy nhiên, viêm màng não do virus gây ra hầu như rất hiếm gặp song dễ gây tử vong cho người bệnh.

Với trường hợp viêm màng não dạng nhẹ có thể tự nghỉ ngơi, tự điều trị tại nhà và khồn cần phải nhập viện. Chỉ khi thấy bệnh nặng hơn hoặc người bệnh có hệ miễn dịch kém thì tiến hành nhập viện điều trị.

Benh viem mang nao co chua duoc  khong (3)

Bệnh viêm màng não có thể được chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào từng dạng bệnh lý 

Nếu người bệnh bị viêm màng não mủi thì cần được cách ly và điều trị cẩn trọng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 30% bệnh nhân tử vong do nhiễm viêm màng não mủ. Nguyên nhân gây tử vong là do điều trị muộn, điều trị sai hướng hoặc do sức khỏe quá yếu.

Viêm màng não mủ là dạng bệnh nguy hiểm, dễ lây nhiễm từ người sang người thông qua đường hô hấp. Vậy nên, người bệnh cần được cách ly, tẩy uế môi trường sống và các đùnùng cá nhân để phòng tránh bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng.

Tuy nhiên, các triệu chứng viêm màng não mủ và viêm màng não nước khá giống nhau nên người bệnh cần cẩn trọng khi xác định bệnh. Nếu không hiểu biết về bệnh thì cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cũng theo các bác sĩ, để phòng ngừa bệnh viêm màng não thì nên giữ ấm, chăm sóc trẻ cần thận khi thời tiết thay đổi. Nếu thấy trẻ bị viêm hô hấp, viêm amidan, viêm họng mủ thì cần phải điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mặt khác, nếu thấy trẻ sốt, ỏi mửa, đau đầu, vùng lòng bàn tay bàn chân có chấm hay mảng xuất huyết hoại tử thì cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị. Thêm nữa, khi điều trị không được tự ý uống thuốc kháng sinh hoặc bỏ thuốc.

Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất nên tiêm vacxin phòng bệnh. Tuy nhiên một vacxin chỉ phòng được 1 bệnh. Hiện ở Việt Nam có 2 loại thuốc chủng ngừa viêm màng não là:

- Vacxin phòng viêm màng não do HIB (Haemophilus influenzae type B).

- Vacxin phòng viêm màng não do não mô cầu (cần phải chích nhắc lại mỗi 3 năm cho trẻ trên 18 tháng tuổi).

comment Bình luận

largeer