Thời gian ủ bệnh não mô cầu bao lâu?

Thời gian ủ bệnh não mô cầu bao lâu? Thời gian ủ bệnh não mô cầu kèo dài từ 2 – 10 ngày nhưng trung bình chỉ ủ bệnh từ 3 – 4 ngày. Vi khuẩn gây bệnh não mô cầu thường xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
13/03/2018 12:45

Thời gian ủ bệnh não mô cầu bao lâu?

Bệnh não mô cầu hay còn gọi là bệnh viêm màng não. Bệnh này do vi khuẩn gây ra với nhiều bệnh cảnh khác nhau tại các cơ quan như đường hô hấp, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường sinh dục, niệu đạo. 

Khác với các bệnh viêm màng não khác, bệnh não mô cầu có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên (sau thời gia ủ bệnh). Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh não mô cầu. Trong đó, thường gặp nhất là trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi và nhóm thanh, thiếu niên từ 14 đến 20 tuổi.

Đặc biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ở trẻ nhở dưới 2 tuổi chiếm tỉ lệ cao, khoảng 50%. Trong khi  đó ở người lớn chỉ chiếm khoảng 25%. Thông thường, bệnh chỉ diễn ra trong điều kiện chật chội, kém vệ sinh và chỉ xuất liện ở những tháng mùa lạnh, lúc giao mùa. Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện vào cuối mùa thu, trong màu đông và đầu xuân.

Empty

Thời gian ủ bệnh não mô cầu bao lâu? Vi trùng gây bệnh não mô cầu thường ký sinh và phát triển âm thầm trong cơ thể người

Bệnh não mô cầu xuất hiện do vi khuẩn gram âm. Đây là song cầu trùng hình hạt cà phê có tên khoa học là Neisseria meningitidis (N meningitidis). Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp.

Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày, nhưng trung bình chỉ khoảng 3 – 4 ngày. Vi khuẩn gram này cư trú ở ầu họng, sau đó lan truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc ăn uống chung hoặc qua đường hô hấp như ho, hắt hơn. Vi khuẩn này được phát tán qua những giọt nước bọt nhỏ li ti.

Trong thời gian ủ bệnh, chúng gây viêm niêm mạc hồng cầu họng. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt có thể ngăn chặn và loại trừ khiến chúng cư trú ở hầu, họng mà không gây bệnh. Theo ước tính, chỉ có khoảng 10 – 20% dân số lành mang trùng. Tuy nhiên, cũng có thời điểm số lượng này tăng lên từ 40 – 50%.

Theo nghiên cứu, bệnh não mô cầu đặc biệt nguy hiểm khi bệnh ở thể nhiễm trùng huyết hoặc thể viêm màng não. Nếu người bệnh rơi vào những tình huống trên có thể đe dọa đến tính mạng. Thông thường nhóm vi khuẩn gây bệnh là chủng A, B, C, Y, W135, trong đó Việt Nam thường gặp các chủng; A, B, C.

Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có triệu chứng sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C. Đồng thời kèm theo triệu chứng rét run, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu. Ở trường hợp nặng có thể gây rối loạn ý thức, co giật, hôn mê. Người bệnh có hội chứng viêm màng não rõ ràng như đau nhức đầu dữ dội, buồn nôn, táo bón, xuất huyết hoại tử hình sao trên da.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh não mô cầu

Bệnh não mô cầu có thể lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nhỏ khi ho và hắt xì hơi trong không khí từ mũi người mang mầm bệnh. Những người khỏe thường không cso triệu chứng bệnh song các vi trùng não mô cầu đã sống sắn trong mũi họng chỉ đợi thời cơ khởi phát.

Bệnh não mô cầu khởi phát đột ngột khiến người bệnh không kịp trở tay. Bệnh não mô cầu có thể gây tử vong sau 24 giờ phát bệnh. Ở trẻ nhỏ, tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị. Trong trường hợp được điều trị sớm, tỉ lệ tử vong khoảng 5 – 10%. Khoảng 15% người bệnh qua khỏi sẽ vẫn gặp các biến chứng như tâm thần, điếc, liệt, động kinh.

Như đã chia sẻ, biến chứng đặc biệt nghiêm trọng của bệnh viêm não mô cầu là viêm màng não. Tình trạng bệnh thường xảy ra với người nhiễm bệnh bị viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết. Ở một số người, ngay khi khởi bệnh đã có triệu chứng của viêm màng não.

Empty

Thời gian ủ bệnh não mô cầu bao lâu? Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát

Người bệnh nếu thoát chết cũng có thể gặp phải biến chứng dày dính, tắc nghẽn  như: tắc các lỗ môn, luchska, rãnh sylvius, dày tính màng nhện từ đoạn gây cảm trở lưu thông dịch não tủy. Từ đó có thể gây nên tình trạng: não úng thủy, tràn mủ não thất, tràn mủ dưới màng cứng, áp xe não, viêm não thất.

Một số biến chứng khác như: Liệt dây III, IV, VI; Liệt dây III : sụp mi, lác ngoài, đồng tử giãn rộng và liệt; Liệt dây IV : mắt không đưa xuống thấp được; Liệt dây VI : không đưa mắt ra ngoài, đôi khi nhìn đôi; Liệt dây II: thu hẹp mọi phía thị trường; Liệt dây VIII : gây điếc; Liệt nửa người.

Để hạn chế tình trạng tử vong do bệnh não mô cầu gây ra, người bệnh cần được chuyển đến bệnh viện điều trị ngay khi thấy một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Người mắc bệnh này cần được điều trị cách ly để bệnh không truyền nhiễm cho người khác.

Hiện nay, việc phòng bệnh não mô cầu đã được cải thiện rất nhiều bằng việc tiêm vacxin. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch. Nhưng những vacxin này không có tác dụng đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và chỉ bảo vệ được một khoảng thời gian nhất định.

comment Bình luận

largeer