Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại những kháng nguyên lạ gây dị ứng. Khi bị các dị nguyên này tấn công cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp trung hoà kháng nguyên. Những lần sau đó, khi kháng nguyên lạ này xâm nhập cơ thể, sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt giữa kháng nguyên và kháng thể của cơ thể, từ đó xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ của bệnh toàn thân khi mắc dị ứng.
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi biến đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường
Viêm mũi dị ứng xảy ra do biến đổi khí hậu, ô nhiễm mỗi trường. Hơn nữa, viêm mũi dị ứng còn có liên quan với hiện tượng dị ứng, đặc biệt là ở người có cơ địa dị ứng.
Ngoài ra còn có một số dị nguyên khác gây viêm mũi dị ứng từ môi trường như bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt… có trong đệm, búp bê lông thú…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy). Và một số thực phẩm (tôm, cua, ốc...), hoặc một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh). Viêm mũi dị ứng có thể do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt).
Hiện tượng phản ứng dị ứng xảy ra do lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng... gây hiện tượng viêm, kích thích niêm mạc mũi. Biểu hiện của hiện tượng này là ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi.
Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm loại bỏ vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc. Ngoài ra, cơ địa dị ứng có liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng do người bị viêm mũi dị ứng có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, exzema, tổ đĩa, hen suyễn…), có tỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng. Vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng có người không bị.
Viêm mũi dị ứng có những loại nào?
Viêm mũi dị ứng có hai loại đó là loại có chu kỳ và không có chu kỳ.
Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm. Người bệnh có triệu chứng cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Sau đó, xuất hiện chứng chảy nhiều nước mũi và có cảm giác rát bỏng vòm hầu họng.
Viêm mũi dị ứng có hai loại là có chu kỳ và không có chu kỳ
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ hay triệu chứng tương tự như loại có chu kỳ, tuy nhiên bệnh này xuất hiện không theo mùa, phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi 2 - 3 lần/ngày. Hơn nữa, chứng nghẹt mũi này sẽ tăng dần và kéo dài hơn giữa hai cơn.
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Hiện nay có 3 nhóm thuốc được dùng để chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng:
Nhóm kháng histamin H1
Đây là nhóm thuốc không trực tiếp ngăn sự tạo thành histamin nhưng có tác dụng diệt triệu chứng do histamin gây ra, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Những loại thuốc thuộc thế hệ cũ được dùng là chlopheniramin, alimemazin, promethazin, diphenylhydramin, dimenhydrinat, cinarizin...
Dùng nhóm thuốc kháng histamin H1 để điều trị viêm mũi dị ứng
Thuốc có nhược điểm gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động buổi sáng (không tập trung lao động học tập, dễ bị tai nạn khi điều khiển máy móc, phương tiện giao thông). Hiện nay, loại thế hệ mới thường dùng là loratidin, acrivastin, fexofenadin... có ưu điểm là ít gây buồn ngủ hơn, thường dùng dạng uống. Thuốc cũng có dạng xịt phối hợp kháng histamin phenyltolaxamin với centoxonium chủ yếu dùng cho trẻ em.
Nhóm gây co mạch
Loại thuốc uống: thuốc gây co mạch hoạt động như cường giao cảm dùng riêng lẻ (ephedrin) hay phối hợp trong thuốc cảm (pseudoepherein, phenylephrin, phenylpropanolamin) gây co mạch, giảm sung huyết, phù nề, ngạt mũi. Tuy nhiên, do tính cường giao cảm mà chúng có thể gây ra các tác dụng phụ tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, nhức đầu, choáng váng, khó ngủ, chán ăn, run chân tay.
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Thuốc gây co mạch điều trị viêm mũi dị ứng tương tự như cường giao cảm
Vì vậy, tuyệt đối không nên dùng cho người có những bệnh như tăng huyết áp, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, cường tuyến giáp, đái tháo đường.
Loại thuốc nhỏ, xịt mũi: thông thường loại thuốc gây co mạch dùng thuốc nhỏ, xịt mũi thường dùng là naphazolin, xylomethazolin... Lúc đầu, do cơ chế cường giao cảm, có tác dụng co mạch tại chỗ, chống phù nề, đỡ nghẹt mũi ngay, dễ chịu. Tuy nhiên, hiệu quả kém dần hay không còn, trái lại còn gây nghẹt mũi trở lại (gọi là phản ứng dội ngược) về sau.
Khi dùng liều cao hoặc lâu dài, một phần thuốc qua mạch máu niêm mạc mũi thấm vào bên trong, gây các tác dụng phụ toàn thân giống khi uống, vì vậy chỉ nên dùng liều vừa đủ, một đợt chỉ dùng nhiều nhất là 7 ngày.
Trẻ em rất nhạy cảm với naphazolin, xylomethazolin, dễ bị co thắt mạch máu gây hoại tử niêm mạc mũi thậm chí có thể gây co thắt mạch máu ở tim, não, da, đầu chi. Tuyệt đối không dùng hai loại thuốc này cho trẻ em.
Thuốc làm săn niêm mạc mũi: dung dịch natrichlorid 0,9% làm săn niêm mạc, gây co mạch, chống phù nề, đỡ nghẹt mũi, không độc, dùng cho người lớn và trẻ em bất cứ tuổi nào kể cả sơ sinh.
Nhóm corticoid
Những loại thuốc thuộc nhóm này thường được dùng là fluticason, beclomethason, budesonid được bào chế thành dạng thuốc hít. Khi hít thuốc tạo thành những hạt nhỏ li ti bám vào niêm mạc mũi, chỉ với một liều không lớn (so với liều uống) vẫn có hiệu lực chữa bệnh tại chỗ. Một phần thuốc có thể theo niêm mạc mũi vào bên trong nhưng vì số lượng ít và bị gan hóa giải nên không gây độc toàn thân như khi uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dùng corticoid hít không hiệu quả vì không dùng đủ thời gian hay vì nghẹt mũi mà thuốc không đến nơi cần thiết.
Corticoid hít ức chế việc lành vết thương, vì vậy chỉ được dùng khi có các tổn thương đường hô hấp (xây xước, rách, phẫu thuật) đã hồi phục. Thận trọng với bệnh lao tiềm ẩn vì thuốc ức chế miễn dịch làm bệnh nặng thêm. Dùng dạng hít lâu dài có thể bị gây bội nhiễm nấm Candida ở mũi, miệng (cần súc miệng, họng thật sạch sau khi hít hay dùng buồng hít để thuốc không đọng ở miệng, mũi).
Nhóm thuốc corticoid dùng điều trị viêm mũi dị ứng và giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra
Lưu ý, không làm dây corticoid hít vào mắt (vì sẽ làm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể); không dùng corticoid hít trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi; đặc biệt với beclomethason không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Corticoid hít có thể gây đau đầu, viêm họng, kích ứng mũi, hắt hơi, ho, buồn nôn, nôn, chảy máu cam, phát ban da, ngứa, sưng mặt, sốc phản vệ nhưng ít gặp. Dạng thuốc hít dùng kéo dài kèm theo corticoid uống cũng có thể bị ngộ độc toàn thân.
Vì vậy, cần thận trọng khi phối hợp với corticoid uống (chỉ phối hợp liều uống vừa đủ, đợt ngắn). Corticoid uống ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, tuy nhiên ở dạng hít chưa xuất hiện hiện tượng này, vì vậy có thể dùng cho người có thai theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
Cần cẩn trọng khi dùng corticoid hít trong việc điều trị viêm mũi dị ứng
Nếu viêm mũi dị ứng có bội nhiễm có thể dùng corticoid hít phối hợp kháng sinh với liều lượng phù hợp để tránh corticoid làm giảm hiệu lực kháng sinh. Nếu nhiễm khuẩn nặng, cần tập trung dùng kháng sinh mạnh, sau khi khỏi bội nhiễm sẽ tiếp tục dùng corticoid.
Người bị viêm mũi dị ứng không nên có thói quen dùng kháng histamin H1, thuốc co mạch liên tục (quá nhiều lần, quá số ngày qui định), để tránh độc, tránh tác dụng dội ngược làm cho viêm mũi nặng hơn, về sau rất khó điều trị. Trong số các thuốc trên, nên chọn corticoid hít dùng dự phòng, khi bị bệnh thì dùng sớm lúc còn nhẹ, dùng đủ thời gian cần thiết, bệnh sẽ ổn định.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm