Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm
Ở một số trẻ sơ sinh, tuy không bị hắt hơi, tắc mũi vào ban ngày nhưng đến đêm thường có triệu chứng bị ngạt mũi dẫn đến khó thở, ngủ không ngon và quấy khóc. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý và phải tìm hiểu nguyên nhân để chữa trị kịp thời để tránh biến thành viêm mũi mãn tính.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm có thể do virus cảm cúm, viêm xoang...
Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm:
Trẻ bị cảm cúm do virus dẫn đến bé bị ho và ngạt mũi.
Viêm xoang mũi ở trẻ sơ sinh cũng chính là nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi về đêm ở trẻ.
Trẻ mọc răng cũng có thể bị ngạt mũi do khi mọc răng sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh miệng, mũi khiến bé khó thở hơn.
Mũi trẻ có chất dịch khô gây tắc mũi, ngạt mũi.
Trẻ bị dị ứng thức ăn nên mũi khó chịu, khó thở.
Môi trường chăm sóc trẻ không được vệ sinh, nhiều bụi, quá kín cũng khiến trẻ ngạt thở.
Trẻ hít phải khói thuốc lá nên ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Trẻ bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không?
Hiện tượng ngạt mũi thông thường là dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh và cần được chăm sóc kỹ, sau khoảng một tuần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài không thuyên giảm, kèm theo các chứng khó thở hoặc thở khò khè rất có thể trẻ đã mắc chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ em.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Nếu tình trạng ngạt mũi về đêm kéo dài có thể mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường kèm theo một số triệu chứng như khó thở, khó ngủ, thường chảy nhiều nước mũi, ho hoặc hắt hơi liên tục, khô và đau rát họng. Chất nhầy ở mũi chảy xuống làm họng khó chịu khiến trẻ bị nôn trớ, khi bú hoặc ăn dặm cũng dễ bị sặc làm sức khỏe bé giảm sút.
Trẻ bị ngạt mũi kéo dài có thể là dấu hiệu của các chứng viêm đường hô hấp vì vậy các mẹ nên cẩn thận. Ngoài ra, trẻ bị ngạt mũi lâu ngày cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc dị vật trong mũi cần được chú ý. Khi thấy trẻ bị ngạt mũi về đêm kéo dài kèm theo triệu chứng thở khò khè cần đưa đến gặp bác sỹ ngay để được thăm khám kịp thời.
Cách chữa trị trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm
Chữa ngạt mũi sinh lý
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Để tránh trẻ bị mắc chứng ngạt mũi về đêm cần giữ không khí trong phòng thông thoáng, vệ sinh. Đặc biệt nên vệ sinh các góc khuất trong nhà thường xuyên để diệt nấm mốc. Lưu ý, nếu gia đình sử dụng điều hòa hay máy sưởi nên vệ sinh định kỳ, nhiệt độ nên để khoảng 27 - 28 độ C để nhiệt độ không quá lạnh khiến trẻ dễ ngạt mũi.

Để phòng ngứa trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Lựa chọn đồ ngủ dài, rộng, chất liệu thấm hút
Thời tiết về đêm thường lạnh hơn ban ngày vì vậy mẹ nên mặc quần áo dài và rộng, chất liệu cotton cho trẻ khi ngủ. Tuyệt đối không mặc áo sát nách đi ngủ vì sẽ khiến trẻ dễ bị lạnh và ho, ngạt mũi.
Nếu trời lạnh, mẹ có thể để nhiệt độ phòng ấm, đi ngủ mặc quần áo dài và đắp chăn mỏng. Nếu không có máy điều hòa hay lò sưởi mẹ có thể cho bé ngủ trong túi ngủ.
Chữa trị trẻ sơ sinh bị ngạt mũi do bệnh lý
Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp trên nhưng trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể trẻ đang bị viêm đường hô hấp và cần xử lý kịp thời:
Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ thì sau khi nhỏ nước muối sinh lý mẹ có thể hút dịch mũi ra.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ
Hút dịch mũi bằng cách các dụng cụ hút mũi để hút. Lưu ý, mẹ nên rửa sạch dụng cụ hút mũi bằng nước sạch sau khi hút xong để tránh dụng cụ hút mũi nhiễm khuẩn và gây bệnh cho trẻ.
Ngoài cách trên, mẹ có thể xông hơi cho trẻ bằng cách pha 2 - 3 giọt dầu tỏi, oải hương hoặc bạc hà với một bát nước nóng. Sau đó cho bé hít thở trong hơi nước nóng để làm dịch đờm trong mũi dễ thoát ra ngoài. Ngoài ra, cũng có thể pha nước tắm nóng với tinh dầu, đậy kín cửa nhà tắm để hơi nước bốc lên. Như vậy trẻ có thể xông toàn thân và nhanh khỏi bệnh hơn.
Cho bé uống nhiều nước để giúp dịch mũi loãng và dễ hút dịch ra ngoài. Cơ thể đủ nước cũng giúp bé tăng sức đề kháng phòng bệnh.
Ngạt mũi về đêm gây ra tình trạng khó chịu cho trẻ, do đó mẹ nên ôm ấp vỗ về cho bé ngủ say. Khi cho bé ngủ mẹ có thể kê gối cao đầu để bé dễ thở hơn.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Các bác sỹ cho biết, cha mẹ cần vệ sinh làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ thở hơn
Theo bác sĩ Vũ Minh, khi trẻ bị ngạt mũi, cha mẹ cần vệ sinh làm thông thoáng mũi; làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ.
Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng.
Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.
Trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng bé không có hiện tượng thuyên giảm cần đưa bé đi gặp bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc ở ngoài trị bệnh cho bé vì có thể khiến bệnh quay trở lại.
- Nằm xuống nghẹt mũi là dấu hiệu bệnh gì?
- Làm sao để hết nghẹt mũi khi mang thai?
- Cách chữa sổ mũi cho trẻ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm