Tại sao nghẹt mũi và nghẹt mũi có nguy hiểm không?

Tại sao nghẹt mũi và nghẹt mũi có nguy hiểm không? Những ngày thời tiết thay đổi, triệu chứng nghẹt mũi thường xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, nghẹt mũi có thể trở thành chứng bệnh mạn tính.
03/04/2018 08:48

Nghẹt mũi do đâu?

Nghẹt mũi là hiện tượng một hoặc hai hốc mũi bị dịch nhầy ngăn bít khiến người bệnh gặp khó khăn khi thở. Việc thở bằng miệng sẽ khiến cho không khí còn bụi bẩn và khô lạnh làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây ra tình trạng viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và phổi. Khi miệng tiếp xúc với không khí sẽ dễ gây tình trạng khô, mất nước, gây khó chịu.

Tai sao nghet mui va nghet mui co nguy hiem khong 2

Tại sao nghẹt mũi và nghẹt mũi có nguy hiểm không? Nghẹt mũi là hiện tượng một hoặc hai hốc mũi bị dịch nhầy ngăn bít

Nguyên nhân gây nghẹt mũi có rất nhiều, nhưng chủ yếu do 2 bệnh lý sau:

Dị tật bẩm sinh: thường gặp ở trẻ sơ sinh do có một lớp màng hay mảnh xương bít kín cửa sau của mũi, khiến trẻ không thở được. Do phạn xả thở bằng miệng chưa hoàn thiện nên nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp.

Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… nghẹt mũi có thể là triệu chứng để nhận biết những bệnh này.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như sau:

Khối u lành tính hay ác tính, polyp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi.

Tai sao nghet mui va nghet mui co nguy hiem khong 5

Tại sao nghẹt mũi? Nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm nhiễm hoặc dị tật bẩm sinh

Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: thường do trẻ nhỏ tự nhét vào mũi các đồ vật như hạt lạc, sáp màu, cúc áo…

Rối loạn cảm giác ở mũi: bệnh nhân bị mất cảm giác tại mũi thường cảm thấy nghẹt mũi dù đường thở vẫn thông thoáng.

Rối loạn nội tiết: thường xảy ra ở phụ nữ có thai.

Nghẹt mũi có nguy hiểm không?

Hốc mũi được cấu tạo với các vách chia thành hai nửa bằng nhau. Bên trong mũi được các xương mũi bám vào thành ngoài hốc mũi đầy lồi lên. Lớp niêm mạc lót phía trong hốc mũi có nhiều mạch máu, hệ thống lông chuyển, niêm mạc xương cuốn dưới và giữa có nhiều xoang mạch.

Tai sao nghet mui va nghet mui co nguy hiem khong 3

Nghẹt mũi có nguy hiểm không? Nếu không chữa trị kịp thời, nghẹt mũi sẽ rất nguy hiểm

Lớp niêm mạc trên đóng vai trò lọc sạch, làm ấm và ẩm không khí. Khi không khí bị khô lạnh, không sạch đi vào mũi sẽ trở nên ấm áp, ẩm ướt, bụi bẩn được giữ lại sẽ sạch hơn, tránh gây tổn thương đường hô hấp trên và phổi.

Tình trạng nghẹt mũi sẽ buộc thở bằng miệng, khi tiếp xúc với không khí đi ra đi vào sẽ bị khô, gây mất nước, khó chịu. Nghẹt mũi còn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Một số trường hợp có thể gây tắc mũi, ù tai, làm giảm khả năng nghe do viêm phù nề và mủ đọng, làm tắc nghén đường thông giữa mũi và tai. Khi viêm nhiễm ở mũi lâu có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt... Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng nghẹt mũi sẽ rất nguy hiểm do dẫn đến nghẹt mũi mạn tính kéo dài có thể gây biến dạng khuôn mặt, hình thể như hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp...

Trường hợp thiếu không khí thường xuyên do hít thở khó khăn sẽ làm người bệnh trở nên kém linh hoạt, nhức đầu, khó tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống. Nghẹt mũi cấp tính thường diễn ra trong vài ngày đến một tuần. Trường hợp người bệnh bị nghẹt mũi kéo dài, trên 3 tuần sẽ trở thành mạn tính.

Bệnh viêm mũi nếu kéo dài không được chữa trị sẽ tạo thành ác hoá và khó điều trị, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Khi ngủ say, lượng oxy không đủ, nghiêm trọng có thể gây nhồi máu não, cao huyết áp, có trường hợp có thể dẫn đến đột tử.

Cách chữa nghẹt mũi bằng thuốc

Một trong các thuốc thường được kê đơn là thuốc nhỏ mũi gây co mạch tại chỗ để chống nghẹt mũi, làm thông mũi, đặc biệt trong viêm mũi cấp và viêm xoang. Trong đó, thuốc thường dùng là naphazolin nitrat 0,05%. Lưu ý, không nên dùng thuốc kéo dài 10 ngày. Việc dùng thuốc quá lâu có thể sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc và gây nên bệnh viêm mũi do thuốc khó điều trị. Trường hợp viêm mũi dị ứng, chỉ dùng thuốc co mạch khi đang lên cơn cấp nhằm giúp cho mũi thở thông và chống xuất tiết để bệnh nhân có thể xịt thuốc dạng corticoid vào mũi.

Tai sao nghet mui va nghet mui co nguy hiem khong 4

Tại sao nghẹt mũi và nghẹt mũi có nguy hiểm không? Thuốc nhỏ mũi gây co mạch tại chỗ để chống nghẹt mũi

Các loại thuốc thường được dùng tại chỗ là thuốc co mạch, corticoid và kháng sinh. Trong viêm mũi teo có vảy thối (ozen), có thể nhỏ mũi bằng Streptomycin 0,75% (không nên dùng lọ thuốc nhỏ quá 3 ngày). Trường hợp viêm mũi khô và viêm mũi teo, nên nhỏ thuốc có chứa dầu như tinh dầu bạc hà, dầu parafin (để niêm mạc mũi được làm ẩm, tạo nên cảm giác dễ chịu và dễ xì vảy trong mũi ra, giảm bớt mùi hôi).

Lưu ý, tuyệt đối không dùng thuốc co mạch cho trường hợp viêm mũi teo. Dùng kháng sinh tại chỗ kéo dài tại mũi sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc tại chỗ. Người bệnh không nên dùng thuốc đã đổi màu hoặc đã bị kết tủa và không nên dùng thuốc co mạch mũi cho người bị bệnh tim mạch, trẻ em dưới 7 tuổi.

Cách phòng tránh nghẹt mũi

Cần giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh

Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng thường xuyên để loại bỏ không khí bụi bẩn đọng lại trong mũi

Không nên sử dụng cây hít mũi thường xuyên vì có thể gây nghẹt mũi do thuốc

Tránh dùng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng

Tai sao nghet mui va nghet mui co nguy hiem khong

Tại sao nghẹt mũi và nghẹt mũi có nguy hiểm không? Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để phòng ngừa nghẹt mũi

Thường xuyên làm sạch mũi, tạo môi trường sạch sẽ để không tiếp xúc với bụi nhà, khói thuốc lá

Với người dễ bị dị ứng, không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi chó, mèo gây dị ứng

Tuyệt đối không dùng tay ngoáy mũi nhiều vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi

Thường xuyên rèn luyện thân thể, có chế độ tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày

Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá...

 
comment Bình luận

largeer