1 lon nước ngọt có bao nhiêu đường?

Nếu uống 1 lon nước ngọt cơ thể sẽ dung nạp khoảng 36gr đường (khoảng nửa lạng đường). Mỗi ngày uống 1 lon nước ngọt sẽ làm tăng 5kg/năm. Đây chính là nguyên nhân gây béo phì, bệnh tiểu đường, tim mạch.
22/06/2018 12:18

1. 1 lon nước ngọt có bao nhiêu đường?

Ngày 22/6, tại Hội thảo công bố khuyến nghị của WHO về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có cồn nhằm phòng các bệnh lây nhiễm, ông Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởn Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: trung bình người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5gr đường, cao gấp đôi so với mức mà WHO khuyến cao.

Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra, việc tiêu thụ trà uống liền cao nhất (khoảng 2.000 lít), sau đó đến nước ngọt có ga (khoảng 1.000 lít). Cuối cùng là đồ uống thể thao và nước trái cây.

Đồ uống có đường được ưa chuộng tại Việt Nam là bởi nó có khả năng mang đến cảm giac sảng khoái, ăn ngon miệng hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo: nước ngọt có chứa nhiều đường chính là nguyên nhân dẫn nhiều bệnh lý nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương và các bệnh tim mạch.

Tại Việt Nam, trẻ từ 13 – 17 tuổi là nhóm đối tượng tiêu thụ nước ngọt có ga nhiều nhất. Trung bình cứ 3 học sinh thì có 1 em uống nước ngọt có ga mỗi ngày. Khi uống quá nhiều nước ngọt có nhiều đường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì.

Empty

1 lon nước ngọt có bao nhiêu đường? 1 lon nước ngọt có chứa khoảng 36gr đường

Nhiều người thường thắc mắc: trong 1 lon nước ngọt có chứa bao nhiêu đường? Các nghiên cứu chỉ ra, 1 ngày nếu uống 1 lon nước ngọt là đã nạp 36gr đường vào cơ thể (nửa lạng đường). Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu chỉ ra, 1 lít nước ngọt = 2 viên đường = nguy cơ tiểu đường khoảng 30%.

Một công trình nghiên cứu khoa học Inserm, Pháp công bố tháng 2/2013 cho biết: một phụ nữ uống nước ngọt trung bình khoảng 1 – 1,7 lít nước mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 30% so với những người không uống.

Khi phân tích về lượng đường trong 1 lon nước ngọt, một chuyên gia dinh dưỡng cho biết, theo công bố trên nhãn của nhà sản xuất: 100ml nước ngọt có chứa 42 kcal. Thế nhưng, một lon nước ngọt thông thường có chứa 300ml, đồng nghĩa với việc chúng ta phải nạp 140 kcal vào cơ thể mỗi lần uống. Để tiêu thụ hết lượng kcal này thì cần phải đi bộ đến 60 phút.

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai – Viên trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia: không chỉ nguy hiểm ở việc nạp nhiều đường mà uống nhiều nước ngọt có ga còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài thông qua đường tiểu. Việc này làm ảnh hưởng đến chức năng xương và dễ gây béo phì.

2. Uống 1 lon nước ngọt mỗi ngày có thể gây hậu quả chết người

“Uống một lon nước ngọt mỗi ngày có thể dẫn đến những hậu quả chết người” – là cảnh báo của các nhà khoa học được đăng trên tạp chí Journal of Nutrition. Theo đó, một người trưởng thành mỗi ngày uống 1 lon nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 46%, nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2.

Lượng đường từ nước ngọt có ga d nhập vào cơ thể theo cách thụ động sẽ khiến não bộ không thể ghi nhớ được là dạng hấp thụ một loại thực phẩm nào. Như vậy, nếu dung nạp 1 lít nước ngọt có ga vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ đái tháo đường và béo phì.

Càng uống nhiều nước ngọt có ga thì càng kích thích sự thèm đường của cơ thể. Hơn nữa, chất aspartam – một trong những chất thay đường hiện nay có thể gây tăng đường huyết và hậu quả là làm tăng nồng độ insulin tương tự như đối với đường thực sự.

Mặt khác, nếu mỗi ngày mỗi người uống 2 lon nước ngọt sẽ làm tăng lượng muối trong máu. Đồng thời làm tăng lượng protein trong nước tiểu, mà y học hiện đại gọi là protein niệu. Từ đó dẫn đến tình trạng suy thận.

Empty

1 lon nước ngọt có bao nhiêu đường? Lạm dụng uống nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và gây suy thận

Bởi thông thường nồng độ protein trong nước tiểu là 0,1 đến 1g/l, và 1/3 trong đó là albumin và globulin. Nếu cơ thể tiểu ra nhiều protein trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng protein trong máu.

Nếu lượng protein trong nước tiểu vượt quá ngưỡng 3g/l thì đó là triệu chứng báo hiệu tổn thương chủ yếu là ở thận. Chẳng hạn như: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, viêm ống thận cấp, thận nhiễm mỡ… cuối cùng là suy thận.

Theo tiến sĩ Ryhei Yamamoto nói: “Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường fructose - hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối”. Điều này có nghĩa là muối được tái hấp thu vào thận, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp.

Để ngăn chặn sự tàn phá của nước ngọt đối với sức khỏe con người, ngành Y tế Anh đã đề xuất tăng thuế 20% đối với nước ngọt đóng lon. Tuy nhiên, đây khong phải là biện pháp tối ưu. Vì việc tiêu thụ nước ngọt ở nước này vẫn tăng cao.

Nói tóm lại, nước ngọt có ga là loại đồ uống có chứa rất nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Nếu cố tình lạm dụng uống sẽ gây tổn thương cho thận, hệ tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì.

comment Bình luận

largeer