Ăn chân gà có bị run tay không

Ăn chân gà có bị run tay không? Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn chân gà gây run tay hoặc ăn gà viết chữ xấu. Chỉ biết, với hàm lượng dinh dưỡng không và được chế biết theo nhiều cách khác nhau nên chân gà trở thành món ăn khoái khẩu của chị em phụ nữ.
09/01/2018 14:59

Thực hư chuyện “ăn chân gà bị run tay”

Khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ thường cấm “gặm” chân gà, bởi dân gian lưu truyền câu chuyện ăn chân gà sẽ dễ bị run tay và viết chữ xấu. Quan niệm này dường như ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều người  Việt.

Đến thời điểm hiện tại, ở nhiều vùng miền trong cả nước người dẫn vẫn “cấm” con ăn chân gà với hy vọng sau này không mắc bệnh run tay. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội chân gà trở thành món ăn khoái khẩu của người dân, nhất là chị em phụ nữ.

Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch hội Đông y Ba Đình khẳng định: “Câu chuyện ăn chân gà bị run tay là hoàn toàn vô căn cứ. Đây chỉ là câu chuyện truyền miệng, không có tài liệu khoa học hay công trình nghiên cứu nào chứng minh điều đó. Mặt khác, trong y học cổ truyền  chân gà là một vị thuốc dùng để chữa run tay, sưng đau xương khớp…”

Empty

Ăn chân gà có bị run tay không, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng mình ăn chân gà bị run tay

Cũng theo lý giải của lương y Hồng Minh, có thể ngày xưa chân, cổ, cánh gà thường được xem là bộ phận ngon nhất nên người lớn thường dùng để nhấm rượu. Song trẻ con cũng thích ăn món này nên các cụng dùng cách nói ăn chân gà bị run tay để trẻ sợ không dám ăn nữa.

Đồng quan điểm  với lương y Hồng Minh, bác sĩ Cao Thị Thanh Hương – trưởng phòng khám Đông y, bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết: chân gà là món ăn có tác dụng bổ xương khớp. Quan niệm ăn chân gà run tay là một sự ngộ nhận sau lầm. Bởi run tay là bệnh lý của cơ thể bắt nguồn từ hệ thần kinh, không liên quan đến món ăn này.

Một số thầy thuốc đông y khác nhận định: về cơ bản chân gà không phải món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Người dân có thể dùng chân gà làm món nhậu hoặc món đổi vị hấp dẫn.

Theo đông y, chân gà được sử dụng làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh ký khác nhau. Chân gà có vị ngọt, tính bình, không độc. Khi ăn có tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt. Chân gà có thể được dùng để ninh cao, chế biến thành chế phẩm tăng cường sụn khớp.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (đại học bách khoa Hà Nội), chân gà có da dai sần sật được ưa chuộng để làm các món nhậu. Lớp da bên dưới chân gà có hàm lượng chất béo lớn hay nhỏ tùy thuộc vào việc chân con gà đó to hay nhỏ.

Tuy nhiên, ở góc độ dinh dưỡng nếu ăn quá nhiều chân gà sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi ăn nhiều và kéo dài có thể làm tăng ỡ máu. Những người bị bệnh mỡ máu hoặc cao huyết áp không nên món này.

Ăn chân gà có bị run tay không, cách làm món chân gà xào cay cực kỳ đơn giản

Thêm nữa, rất nhiều vụ chân gà thối, chân gà kém chất lượng liên tục bị phát hiện và xử lý càng làm cho người tiêu dùng lo lắng hơn về món ăn này. Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân chỉ nên ăn chân gà có rõ nguồn gốc, chân gà mới giết mổ để hạn chế tối đa các bệnh lý có thể phát sinh sau khi ăn chân gà không rõ nguồn gốc.

Thêm nữa, người dân nên hạn chế tối đa việc ăn chân gà nướng. Bởi chân gà được nước trên than với nhiệt độ từ 500 – 600 độc C, khi mỡ nhỏ xuống than hồng sẽ tạo ra phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA) có thể gây ung thư.  Khi chất này đi vào đến gan sẽ biến thành chất độc. Chất độc di chuyển từ đó xuống ruột gây ung thư đại tràng.

Một số tác dụng chữa bệnh của chân gà ít người biết

Theo kinh nghiệm dân gian, chân gà là dược liệu có tác dụng chữa nhiều bệnh lý  khác nhau. Phần bên trong xương gà có khả năng sản sinh ra chất có tên gọi là hydroxyapatite, làm chắc khỏe các lớp xương bên ngoài.

Một số tác dụng chữa bệnh dễ thấy của chân gà như:

Làm thuốc cầm máu: bạn có thể lấy chân gà đốt thành than, tán bột, rắc lên vết thương. Hoặc phối hợp chân gà với da trâu đốt thành thn tán bột rắc đều lên vết thương sẽ giúp cầm máu hiệu quả.

Sở dĩ chân gà có tác dụng này là do trong chân gà có chứa nhiều canxi làm tăng quá trình đông máu. Mặt khác, chất Keratin và gelatin trong chân gà cũng có tác dụng cầm máu.

Bột chân gà rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với bề mặt khô và nháp nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông và cầm máu hiệu quả.

Chữa đau xương: bạn lấy khoảng 1kg chân gà, để nguyên cả lớp da vẩy bên ngoài và móng. Sau đó chặt nhỏ, nấu với nước ngập chừng 10cm cho sôi liên tục trong vòng 12 giờ. Đến khi cạn nước có thể cho thêm nước sôi vào, luôn giữ nước ở mức ngập toàn bộ xương gà.

Empty

Ăn chân gà có bị run tay không, chân gà được đông y dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau

Sau khi đun gần cạn lần thứ nhất bạn có thể chắt nước cốt ra. Tiếp tục cho thêm nước sôi, đun nhỏ lửa từ 4 – 6 giờ để lấy nước chiết thứ 3 và 3. Bạn trộn chung nước cốt của cả 3 lần lại rồi tiếp tục cô thành cao mềm. ngày uống hai lần, mỗi lần khoảng 8g pha với nước ấm.

Chữa ngộ dộc nhãn rừng: bạn lấy chân gà rừng 1 chiếc, phết kín bằng một lớp mẻ rồi đốt thành thanh, tán bột. Đồng thời, lấy rễ cây phèn đen 20g và rễ mía dò 20g, rửa sạch thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống bột chân gà với nước sắc dược liệu hai lần trong ngày.

Chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững: Dùng da chân gà nấu thành cao, uống với nước sắc vỏ ngũ gia bì và thạch xương bồ với liều 8g mỗi ngày rất hiệu quả.

Chữa trẻ em mắc chứng da xanh bủng, chậm biết đi, chậm mọc răng: bạn có thể lấy da chân gà ninh nhừ với tôm tươi (để cả vỏ), lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày sẽ hiệu nghiệm.

comment Bình luận

largeer