Ăn củ sắn có bị mất sữa không?
Ăn củ sắn có bị mất sữa không?
Củ sắn là thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng tương tự như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn... Trong củ sắn có chứa nhiều cacbohydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn giàu kali và chất xơ. Vì vậy, đây được cho là món ăn quen thuộc, dân giã có lợi cho sức khoẻ của nhiều vùng quê và miền núi.

Củ sắn là loại thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột cao, giàu giá trị dinh dưỡng
Do có chứa nhiều tinh bột, củ sắn còn được dùng để chế bột làm bánh, làm mạch nha hay chế rượu, chất xơ ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch. Sắn còn có tác dụng cân bằng lượng nước trong máu.
Củ sắn được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo làm giấy, dệt, làm chất kết dính. Sắn thái lát, phơi khô có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi lợn và gia súc.
Tuy đem lại nhiều công dụng nhưng sắn củ chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi do có chứa độc tố. Hiện nay, chưa có tài liệu nghiên cứu nào khẳng định ăn sắn bị mất sữa nhưng nếu không biết chế biến hoặc ăn đùng cách rất dễ bị ngộ độc.

Ăn củ sắn có bị mất sữa không? Chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn củ sắn bị mất sữa
Chất độc trong sắn là HCN. Chất này có nhiều trong sắn cao sản. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng rất dễ gây ngộ độc.
Sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dàu, lá màu xanh lục. Nếu không phải người chuyên trồng săn sẽ rất khó để nhận biết được.
Loại sắn ngọt (thường ăn) có hàm lượng HCN thấp hơn nhưng cũng có thể gây nguy hại nếu chế biến không đúng cách. Do chất này không bị phá huỷ bởi nhiệt độ sôi.
Những ai không nên ăn củ sắn?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thành phần của sắn là tinh bột nhưng trong sắn lại có chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn. Nếu ăn quá nhiều, không được xử lý kỹ và không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
Cũng theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, những người dưới đây không nên ăn sắn:
Mẹ mang thai
Chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn (giống như trong măng tươi) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Củ sắn có chứa chất độc acid cyanhydric vì vậy mẹ bầu không nên ăn
Trẻ nhỏ
Ngộ độc sắn cấp tính là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu như cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt là không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.
Người hay bị rối loạn tiêu hóa
Ăn sắn cũng có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, những người có hệ tiêu hoá yếu cũng không nên ăn sắn.

Người bị rối loạn tiêu hoá không nên ăn củ sắn để tránh gây ngộ độc
Người hay bị ốm, sức đề kháng kém
Những người có sức đề kháng kém rất dễ bị ngộ độc cyanhydri có trong sắn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ có triệu chứng mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, buồn nôn, nôn, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, thậm chí tử vong.

Người bị ngộ độc sắn có triệu chứng mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu...
Do đó, khi có người bị ngộ độc sắn cần có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức.
Bên cạnh đó, cần có phương pháp chế biến sắn đúng cách như sau:
- Mua sắn tươi vừa mới dỡ.
- Khi chế biến phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi.
- Sắn chưa chế biến cần vùi xuống đất.
- Nên ăn sắn luộc với đường, mật để trung hòa acid cyanhydric.
- Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ rất khó xử lý.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Chiến dịch “Thoát Chàm 2025” bước vào giai đoạn điều trị – Cuộc hành trình thay đổi diện mạo chính thức khởi động
Thoát Chàm 2025 là chiến dịch do Phòng khám Da liễu OHIO tổ chức nhằm hỗ trợ người có tình trạng chàm bớt tiếp cận điều trị bằng công nghệ tiên tiến. Sau giai đoạn casting và tuyển chọn những thí sinh sẽ bước tiếp tới giai đoạn điều trị chàm bớt, chạm gần hơn tới ước mơ “thoát chàm”.March 13 at 9:26 am -
Thời tiết nồm ẩm - nguy cơ và cách phòng tránh bệnh cúm ở trẻ nhỏ
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và lây lan của virus, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như cúm. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tấn công nhất do hệ miễn dịch còn yếu.March 5 at 2:10 pm -
4 diễn giả uy tín quy tụ tại sự kiện Vivant Skin Reborn 2025
Ngày 18/2 vừa qua, Vivant Skincare đã tổ chức thành công sự kiện Vivant Skin Reborn 2025 với những bài báo cáo chất lượng từ 4 diễn giả đầu ngành, nổi bật là sự góp mặt của Mr. Richard Arregui - CEO Vivant Skincare Hoa Kỳ.March 5 at 7:43 am -
Chủ nhân giải thưởng chuyến đi Mỹ trị giá 150 triệu đồng của Vivant Skincare Việt Nam đã được hé lộ
Vivant Skincare Việt Nam vừa công bố chủ nhân may mắn của giải thưởng đặc biệt trong chương trình bốc thăm tri ân đối tác.March 4 at 4:01 pm