Bệnh gãy xương và bị gãy xương nên uống thuốc gì?

 Việc gãy xương không còn là hiện tượng hiếm gặp vì chúng rất dễ xảy ra. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết về bệnh lý này để có cách điều trị hợp lý nhất.
21/07/2018 05:46

Gãy xương do nhiều nguyên nhân mà thành, gãy xương cũng gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày thế nên khi bị gãy xương, người bệnh thường rất mong muốn chấn thương của mình nhanh chóng hồi phục. Để cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc sau đây là bài viết và bệnh gãy xương và bị gãy xương nên uống thuốc gì?

Nguyên nhân của gãy xương

Gãy xương được xác định là do nhiều yếu tố, nhưng sau đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra việc gãy xương hiện nay:

Gãy xương do té ngã ở độ cao lớn hay bề mặt cứng: Đây là nguyên nhân chính hiện tượng gãy xương ở những người cao tuổi khi xương không còn chắc khỏe như trước. hay các sinh hoạt thường ngày khác, do sự bất cẩn và vô ý.

Do va chạm mạnh: Va chạm dẫn đến gãy xương thường ở những tai nạn ô tô xe máy khi tham gia giao thông.

Nguyên nhân do các vận động: Những vận động viên trong quá trình tập luyện hay thi đấu thường gãy xương do vận động xoay vòng hay xoắn ví dụ như môn trượt ván, trượt tuyết… Những tai nạn khác khi thi đấu cũng có thể gãy xương.

gay-xuong

Bệnh gãy xương và bị gãy xương nên uống thuốc gì? Gãy xương do khá nhiều nguyên nhân

Phương pháp điều trị khi gãy xương

Nếu như bệnh nhân gãy xương kín (da vẫn còn nguyên vẹn): Bác sĩ sẽ điều trị để đưa xương trở lại vị trí ban đầu, sau một thời gian xương sẽ lành và hồi phục chức năng. Nếu không thực hiện phẫu thuật bạn có thể sử dụng nẹp đeo hoặc bó bột. Khi xương lành, người bệnh có thể kéo căng và răng cường các khớp yếu với sự hỗ trợ của bác sĩ hay nhà vật lý trị liệu.

Với những người hãy xương phức tạp hơn (xương hở - xương xuyên qua da, có thể nhìn thấy): Các bác sĩ cần điều trị ngay lập tức và tìm những chấn thương khác. Sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng cần được tiêm uốn ván nếu cần thiết. Sau khi làm sạch và kiểm tra kỹ lưỡng vết thương, bác sĩ sẽ cố định xương. Bác sĩ sẽ cố định tiến hành phẫu thuật và cố định xương với các dụng cụ chuyên nghiệp. Có thể bạn sẽ được ghép xương để lành bệnh nhanh hơn.

Các loại phẫu thuật xương thường thấy là:

  • Với gãy xương kín thì các bác sĩ sẽ nắn xương trở lại vị trí ban đầu mà không cần rạch thêm da.
  • Với gãy xương hở thì phải sắp xếp lại xương về vị trí cũ bằng việc sử dụng tấm kim loại, thanh nẹp và đinh vít.

Bị gãy xương nên uống thuốc gì?

Sau khi thăm khám hay chụp X quang, hầu hết các trường hợp gãy xương được điều trị theo phương thức nẹp, bó bột, cố định hay phẫu thuật. Trong quá trình này bạn có thể uống thuốc kháng sinh hay theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường là các thuốc vitamin D- canxi để xương được nhanh liền hơn. Ngoài ra, còn có các loại thuốc bắc khác nếu như bạn điều trị theo phương thức đông y. Nếu như bạn muốn thêm thuốc để nhanh liền xương hơn thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

uong-thuoc

Muốn uống thêm thuốc bạn nên hỏi chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, thì để lành xương nhanh không chỉ là điều trị đúng cách, uống thuốc theo chỉ định mà bạn phải có lối sống và sinh hoạt đúng cách cũng như ăn uống thêm những thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục xương. Thường là chế độ ăn giàu vitamin D và canxi một cách hợp lý.

Dựa vào tình trạng gãy xương mà có thời gian hồi phục khác nhau, thông thường là 4-6 tuần trở lên. Bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm soát được tình trạng gãy xương của mình.

Hi vọng bài viết bệnh gãy xương và bị gãy xương nên uống thuốc gì? Đã cung cấp cho bạn được thông tin bổ ích cho người đọc.

comment Bình luận

largeer