Bị bệnh gút ăn cua đồng được không?

Cua đồng là loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu được chế biến thành món canh cua. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể ăn cua đồng thoải mái. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, người mắc bệnh gút cần lưu ý nhiều vấn đề trước khi ăn cua đồng.
14/06/2018 17:27

1. Bị bệnh gút ăn cua đồng được không?

Bệnh gút (gout) là một loại bệnh viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh thường xảy ra khi axit uric tích tụ nhiều gây nên tình trạng viêm khớp. Bệnh đặc trưng với con đau đột ngột giữa đêm kèm theo hiện tượng sưng ở các khớp bàn chân, bàn tay, ngón chân, ngón tay, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay.

Hiện nay, bệnh gút có xu hướng phát triển mạnh trong cộng đồng và được gọi là “bệnh nhà giàu”. Các bác sĩ cho biết, bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để điều trị bệnh hiệu quả thì cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa purine.

Từ nguyên nhân này, nhiều người bệnh “nghiện” ăn canh cua thường thắc mắc: Bị bệnh gút ăn cua đồng được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, xét về mặt dưỡng chất cua đồng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g cua đồng có đã bỏ mai và yếm đi thì có chứa đến 74,4g nước, 2g glucid, 12,3g protid, 3,3g lipid, 5.040mg canxi, 4,7mg sắt cùng nhiều loại vitamin như B1, B2 và PP…

Empty

Bị bệnh gút ăn cua đồng được không? Ăn canh cua đồng có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn

Trong những ngày mùa hè nóng bức, canh cua đồng được xem là món ăn thanh nhiệt tuyệt vời. Theo nghiên cứu của đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, ăn vào có tác động giải nhiệt. Mặt khác, cua đồng còn là vị thuốc tốt cho xương khớp, phong thấp, chữa ghẻ lở, loãng xương…

Mặc dù có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe song cua đồng vẫn không được xem là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gút. Như đã chia sẻ, bệnh gút xuất hiện do cơ thể nạp quá nhiều đạm dẫn đến các rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Lâu ngày axit uric thừa tích tụ trong máu, lắng đọng tạo nên các tinh thể gây sưng đau khớp. Và cua đồng được xem là thực phẩm chứa nhiều đạm và purin.

Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học chỉ ra, cua đồng là loại thực phẩm có tính hàn. Nó có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, các chỗ sưng đau lâu lành hơn và gây đau nhức trầm trọng.

Bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị người mắc bệnh gút không được ăn cua đồng và các món ăn chế biến từ cua đồng, nhất là người trong giai đoạng gút cấp tính.

Bên cạnh đó, nếu bị gút có kèm theo tiêu chảy, cảm lạnh, cao huyết áp, tim mạch hoặc bị dị ứng với cua thì cũng nên kiêng ăn cua đồng để tránh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá kiêng khem kham khổ để tránh cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp bệnh được điều trị dứt điểm thì vẫn có thể ăn cua trở lại, nhưng chỉ ăn một chút.

2. Một số bệnh lý khác không nên ăn cua đồng

Cua đồng là sinh vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Cua đồng sinh sản quanh năm trong điều kiện nhiệt đột từ 15 đến 25 độ C.

Theo đông y, cua đồng là một vị thuốc tốt vì chúng có vị mặn, tính hàn. Khi sử dụng có tác dụng tốt với người bệnh xương khớp, máu kết cục, bạt độc… Loài cua đồng mà đông y thường dùng để làm thuốc là Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae.

Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne - Edwards thuộc họ Parathelphusidae. Cua đồng được làm thành nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau như: trị viêm thận cấp, trị trướng bụng, chữa sưng tấy, đau răng lợi do vị nhiệt…

Mặc dù vậy, cua đồng không được xem là loại thực phẩm tuyệt đối an toàn. Không chỉ người bệnh gút không được ăn cua đồng mà một số đối tượng dưới đây cũng phải ngừng ăn cua đồng:

- Phụ nữ có thai nên tránh ăn cua đồng bởi cua đồng khi ăn vào có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng có thể dễ gây sảy thai.

- Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn cua đồng và các chế phẩm từ thịt cua đồng.

Empty

Bị bệnh gút ăn cua đồng được không? Bà bầu cũng không nên ăn cua đồng vì nó có chứa nhiều ký sinh trùng nguy hiểm

- Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (sợ lạnh) cũng không nên ăn cua đồng.

- Người bị tiêu chảy cũng tuyệt đối không được ăn cua đồng.

- Trong gạch cua có chứa nhiều cholesterol nên người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn canh cua. Nếu có ăn thì nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn.

- Người bệnh bị ho hen, cảm cúm cũng không được ăn cua đồng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn cau đồng thì cần đặc biệt chú ý đến khâu chế biến bởi cua đồng có chứa rất nhiều giun sán, ấu trùng nguy hiểm. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ): ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng này bám trên cua đồng.

Khi chúng tới ruột già sẽ gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy… Sau đó chúng di chuyển sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay…

comment Bình luận

largeer