Bị ho ăn thịt vịt được không?

Thịt vịt là thức ăn bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Tuy nhiên, khi bị ho có nên ăn thịt vịt hay không vẫn là thắc mắc của rất nhiều người.
16/06/2018 13:06

1. Bị ho ăn thịt vịt được không?

Thịt vịt là loại thức ăn phổ biến trong nên văn hóa ẩm thực của nước nước châu Á và châu Âu. Với người Á Đông, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Với người Việt Nam, thịt vịt được chiến biến thành nhiều món ăn khác nhau như: thịt vịt quay, thịt vịt luộc, thịt vịt nấu canh măng, thịt vịt om sấu… Mỗi món ăn sở hữu hương vị khác nhau mang đến cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn. Khi ăn có tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt bầu đực hoặc thịt lông trắng xương đen là những thực phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Thịt vịt tốt cho người bị suy nhược, chán ăn, phù nề, đổ mồ hôi đêm, phụ nữ ít kinh, sản phụ thiếu sữa. Một số thầy thuốc đông y chỉ ra, nếu trộn thịt vịt với bột sò biển tráng lên ăn thì có tác dụng chữa bệnh tốt hơn rất nhiều.

Empty

Bị ho ăn thịt vịt được không? Thịt vịt là thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thịt vịt có chứa nhiều protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, B1, D… cần thiết cho sức khỏe. Theo viện Ung thư Quốc gia Mỹ, mỗi tuần chúng ta nên ăn thịt vịt ít nhất 1 lần để bổ sung dinh dưỡng, ổn định tinh thần.

Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm trước khi ăn thịt vịt: bị ho ăn thịt vịt có sao không? Trên thực tế chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh người bị ho không được ăn thịt vịt.

Mặc dù thịt vịt có tính hàn nhưng không ảnh hưởng đến bệnh tình của người bị hoa. Vậy nên, nếu bị ho do các bệnh đường hô hấp, ho do virus thì vẫn có thể ăn được thịt vịt. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn với mức độ vừa phải.

Đối với những người bị ho không nên ăn các loại rau củ có chứa chất nhày như: rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… Mặt khác, không nên ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt…

2. Những người bị ho nên ăn gì?

Mặc dù thịt vịt là món ăn phổ biến nhưng không phải ai cũng phù hợp với loại thực phẩm này. Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn hoặc phải hạn chế ăn thịt vịt:

  • Người thể chất yếu, lạnh

Theo đông y, thịt vịt là thực phẩm có tính hần nên những người có thể chất yếu, lạnh không nên ăn thịt vịt. Bởi sau khi ăn thịt vịt sẽ gây ra tình trạng chán ăn, đau bụng, tiêu chảy. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hệ tiêu hoa.

  • Người có độ đạm cao, người dị ứng

Một số người ăn thị vịt có thể gây ra tình trạng dị ứng thực phẩm. Bởi trong thịt vịt có chứa hàm lượng protein cao. Nếu lượng đạm vượt quá mức độ quy định sẽ khiến hệ tiêu hóa của người ăn bị ảnh hưởng.

Người bị dị ứng thịt vịt thường có biểu hiện: ngứa ngoài da, sưng đỏ. Sau đó xuất hiện tình trạng đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và một số triệu chứng khác.

Empty

Bị ho ăn thịt vịt được không? Người bị dị ứng tuyệt đối không được ăn thịt vịt

  • Người bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng

Vì thịt vịt có tính hàn nên nó không hề tốt cho người bị lạnh, sốt, người có thể trạng yếu ớt, chức năng tiêu hóa sụt giảm. Nếu nhóm người này cố tình ăn thtij vịt có thể khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

Tốt nhất, những người có vấn đề về hệ tiêu hóa, bị cảm lạnh thì nên tăng cường ăn các loại thực phẩm nhẹ nhàng, thanh đạm, dễ tiêu hóa.

  • Người bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch

Nhóm người bệnh có tiểu sử bệnh viêm đường ruột mãn tính thì không nên ăn thịt vịt. Bởi trong thịt vịt có vị ngọt mặn, ăn vào sẽ khiến bệnh viêm ruột trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, những người mắc bệnh đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bùng kinh… cũng không nên ăn thịt vịt để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt là thực phẩm có cách chế biến không quá khó nhưng nó cần được chế biến, kết hợp cùng những thực phẩm an toàn. Điều này giúp món trở nên ngon và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi chế biến thịt vịt cần tránh chế biến chung với một số loại thực phẩm sau:

- Không nên ăn thịt vịt cùng thịt thỏ, óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì nó có thể làm tổn thương nguyên khí bên trong cơ thể.

- Không nên ăn thịt vịt cùng thịt rùa, điều này làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

comment Bình luận

largeer