Những ai không nên ăn mít?
Thành phần dinh dưỡng của mít
Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, là một loài cây họ dâu và cùng ngành với cây xa kê (Moraceae).
Mít có nguồn gốc và phát triển mạnh ở các nước Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là ở các khu rừng nhiệt đới phía tây nam của Ấn Độ, ven biển Karnataka và Maharashtra và Indonesia.

Những ai không nên ăn mít? Mít giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ
Mít có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin A, viamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong 100g thịt mít có thể cung cấp 95 calo, chứa fructose và sucrose giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Mít rất giàu chất xơ, vì vậy nó giống như là một liều thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa.
Ngoài ra, trong thịt mít tươi còn giàu vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene-Ay, xanthin, lutein và cryptoxanthin-Ay. Không chỉ vậy, mít còn là nguồn cung cấp tốt của vitamin C giúp chống oxy hóa. Các vitamin nhóm B có trong mít bao gồm B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và acid folic.

Những ai không nên ăn mít? Ăn mít không nóng như nhiều người vẫn quan niệm
Nhiều người cho rằng ăn mít sẽ bị nóng, gây nổi mụn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đây là quan niệm sai lầm, không chính xác vì khi ăn mít không khiến cơ thể bị nóng. Các chuyên gia chia sẻ, quả chín là nguồn cung cấp vitami và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn uống của mỗi người. Với những người cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy hoặc bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều, vì hàm lượng đường cao trong quả chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Nếu ăn mít thường xuyên với liều lượng vừa phải sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da...
Những ai không nên ăn mít?
Mặc dù là loại quả rất giàu dinh dưỡng và vitamin, nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Mít chứa hàm lượng đường cao không tốt cho gan, dễ gây nóng trong người.Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ kèm theo viêm gan vừa hoặc nặng cần lưu ý khi ăn loại trái cây giàu năng lượng này.

Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không nên ăn mít
Người mắc bệnh tiểu đường
Với những người mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống kiêng những thực phẩm giàu chất đường. Mít là loại quả chứa nhiều đường fructose và đường glucose, nếu ăn vào được cơ thể hấp thu ngay sẽ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao.
Người bệnh suy thận mạn
Với người bệnh suy thận mạn nên tránh những loại thức ăn giàu kali như mít. Nếu chức năng của thận bị suy yếu sẽ khiến kali bị ứ đọng lại, dẫn đến kali trong máu tăng cao. Lúc này, lượng kali trong máu vượt mức cho phép sẽ khiến tim ngừng hoạt động mà không có dấu hiệu báo trước dẫn đến tử vong.

Những ai không nên ăn mít? Những người suy thận mạn không nên ăn mít
Người bị suy nhược, sức khoẻ yếu
Những người có sức khoẻ yếu nếu ăn nhiều mít sẽ gây đầy bụng, khó chịu, do tim phải làm việc quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ huyết áp tăng cao.
Những người mắc bệnh mãn tính
Ở những người mắc bệnh mãn tính không nên ăn quá nhiều, tối đa khoảng 3 - 4 múi/ngày.
Ăn mít đúng cách
Nên ăn mít sau khi ăn cơm 1 - 2 tiếng, tránh không ăn mít khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến bị đầy bụng, khó tiêu…
Nên ăn mít với hàm lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3 - 4 múi mít/ngày).

Những ai không nên ăn mít? Không nên ăn quá nhiều mít và tránh ăn khi đói bụng
Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Khi ăn mít cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
Với người nóng trong hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2 - 2,5l/ngày) và rau xanh (200 - 300g/ngày).
Nhiều người áp dụng giảm cân bằng cách uống 1 ly nước ép mít sau khi ăn 1 giờ, hoặc dùng mít non để làm bữa ăn. Cách này vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giảm cân hiệu quả.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm