Bột than đen trong pin độc hại như thế nào?

Pin là tên gọi chung của nguồn điện không có khả năng tái tạo năng lượng khi đã dùng hết. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng hoạt động cho hầu hết tất cả các thiết bị cầm tay hiện nay. Tuy nhiên, thành phần hóa học nhiều mangan, chì, kẽm, thủy ngân... nên pin rất độc hại nếu xâm nhập vào cơ thể.
18/04/2018 21:05

Pin là gì?

Pin là nguồn cung cấp năng lượng hoạt động cho hầu hết tất cả các thiết bị cầm tay hiện nay. Do pin có những ưu điểm như, nhỏ, nhẹ, cung cấp điện áp ổn định.

Pin là tên gọi chung của nguồn điện không có khả năng tái tạo năng lượng khi đã dùng hết. Hiện nay có rất nhiều loại pin nhưng nguyên tắc hoạt động của chúng hầu hết đều giống nhau. Khi một thiết bị điện được nối đến pin, phản ứng xảy ra bên trong pin và sản sinh năng lượng điện. Phản ứng này được gọi là phản ứng điện hóa.

bot than den trong pin doc hai nhu the nao

Bột than đen trong pin độc hại như thế nào? Pin là nguồn năng lượng di động tạo hoạt động cho hầu hết tất cả các thiết bị cầm tay hiện nay

Nhà vật lý người Ý, Alessandro Volta là người đầu tiên phát hiện nguyên tắc hoạt động này vào năm 1799. Ông là người đầu tiên đã tạo ra pin khi phát minh ra một thiết bị cung cấp điện gồm nhiều miếng đồng, kẽm hình tròn xếp trồng lên nhau. Ngăn cách với nhau bằng một tấm giấy xốp tẩm dung dịch axit sunfuric loãng. Kể từ đó, các nhà khoa học đã cải tiến ra nhiều viên pin từ nhiều loại vật liệu khác nhau và đa dạng về kích cỡ.

Ngày nay pin rất phổ biến, chúng cung cấp nguồn năng lượng di động cho các tiết bị, tạo ra rất nhiều tiện lợi.

Lớp vỏ của cục pin được làm bằng kẽm. Vỏ pin này có chứa một lớp muối amoni Clorua NH4Cl có ZnCl2 ẩm được ngăn cách nhau bởi một lớp giấy khỏi một hỗn hợp bột các-bon và mangna, oxide. Hỗn hợp bột các-bon và mangan, oxide (MnO2) được ép chặt xung quanh một thanh than chì để làm cực duơng.

Thanh than chì bên trong thì được bọc xung quanh bởi bột manganese. Manganese dioxide (MnO2) được trộn với bột than để tăng tính dẫn điện.

Bột than đen trong lõi pin độc hại như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho hay, pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất kỳ một loại thực phẩm nào bởi có rất nhiều hóa chất.

Trong lõi pin chứa nhiều các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, thạch tín, kẽm… Đây đều là những kim loại cực độc hại đối với não, thận, tim mạch hệ thống tiêu hóa và sinh sản của con người.

“Chì, Magie, Mangan trong pin khiến người ăn bị ngộ độc. Nhẹ thì bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn và lâu dài, chúng sẽ tích lũy và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư”, PGS Thịnh cảnh báo.

Tác động của lõi pin tới sức khỏe con người

Mangan

Đặc biệt, trong bột than đen của pin chứa đa số là mangan. Theo Bộ Y tế, mangan là một trong những nguyên tố vi lượng cơ bản của sự sống, Chúng có nhiều tác động đến  hô hấp tế bào, sự phát triển xương, chuyển hóa gluxit và hoạt động của não…

Mặc dù mangan không gây ra tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng nếu ăn phải hoặc tiếp xúc mangan trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với hệ thần kinh.

Mangan dù không gây đột biến hay hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư... những nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh. Nếu mangan xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson. Lượng mangan vào cơ thể cao thì có thể  gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch.

Đối với trẻ nhỏ, Pin cực kỳ nguy hại. Do trẻ nhỏ là đối tượng dễ dàng hấp thụ được rất nhiều mangan trong khi đó tiết thải ra ngoài lại rất ít. Điều này dẫn đến tích thụ mangan trong cơ thể và gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai nếu ăn hoặc uống những thực phẩm nhiễm mangan có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Nếu sử dụng những thực phẩm được nhuộm đen bằng bột than đen của pin sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều mangan. Nếu bị nhiễn mangan trong thời gian dài sẽ gây giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt. Nếu bạn bị nhiễm độc mangan lâu ngày có thể dẫn tới các  triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường.

Nếu thường xuyên tiếp xúc với mangan bạn sẽ dễ gặp các triệu chứng về thần kinh như: nhức đầu, suy nhược, ngủ kém, rối loạn thăng bằng, dáng đi vụng về, ngượng ngập.

bot than den trong pin doc hai nhu the nao 1

Bột than đen trong pin chứa nhiều kim loại nặng độc hại như mangan, chì, thủy nhân....

Chì

Không chỉ chứa nhiều mangan, trong lõi pin còn chứa rất nhiều chì. Theo các chuyên gia sức khỏe, tùy theo lượng chì được đưa vào cơ thể, chúng có thể gây tổn thương gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh...

Nếu khi lượng chì vào cơ thể nhiều hoặc tích tụ lâu ngày có thể gây nhiễm chì vào máu. Chúng sẽ gây ra thiếu mái, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nhiễm độc chì còn có thể gây di chứng mù lòa.

Trẻ em là đối tượng cần phải lưu ý với kim loại này. Do trẻ em là đối tượng có khả năng hấp thụ và nhạy cảm với chì rất cao. Chúng sẽ gây nguy hiểm nếu như trẻ tiếp xúc phải chất độc này.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhiễm độc chì có thể gây giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Đánh giá về khoa học cho thấy, cứ 10mg/dl tăng về chì trong máu sẽ gây giảm 1-5 điểm IQ đối với trẻ em bị nhiễm chì. Hơn nữa, nhiễm chì còn khiến cho hệ thần kinh luôn căng thẳng và gây rối loạn sự tập trung chú ý của trẻ từ 7-11 tuổi. Chính vì những tác hại đó mà các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến cáo để trẻ em tránh xa pin ra. Hơn nữa, chỉ cần cầm phải pin chảy nước cũng cho thể khiến trẻ bị bong da.

Cadmium

Cadmium là một chất hóa học có trong thành phần của lõi pin, và cũng là một chất độc rất nguy hiểm. Chỉ cần 1 lượng nhỏ khoảng 30-40g là đủ để giết chết một người trưởng thành.

Khi cơ thể nhiễm Cadmium, chúng được thải ra khỏi cơ thể rất chậm, khoảng 0,1% trong một ngày đêm nên dễ gây ra quá trình ngộ độc mãn tính.

Những triệu chứng sớm của ngộ độc Cadmium là gây tổn thương ở thận và hệ thần kinh, rối loạn chức năng các cơ quan sinh dục, sau đó thấy đau dữ dội ở xương sống lưng và xương. Điển hình là rối loạn các chức năng phổi. Và cũng có thể chính Cadmium là nguyên nhân gây ung thư.

Thủy ngân

Thủy ngân là chất cực độc và cực kỳ nguy hiểm. Nếu nhiễm vào cơ thể người, chúng sẽ đi vào não gây gây hư hỏng nhiều cấu trúc bao myeline của dây thần kinh. Chúng khiến giảm khả năng trí tuệ cũng như rối loạn tính tình và thái độ, đồng thời làm suy yếu miễn dịch.

Thạch tín

Thạch tín là một chất độc rất nguy hại nếu đi vào cơ thể người. Nếu bị ngộ độc cấp tính sẽ gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, bí tiểu và có thể dẫn đến tử vong. Nếu ngộ độc mãn tính sẽ khiến  da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày ruột, đau tai, đau mắt…

Bởi những tác hại trên mà các chuyên gia khẳng định, việc sử dụng lõi pin để chế biến thực phẩm là không được phép. Và tuyệt đối, không nên tiếp xúc với lõi pin, nhất là trẻ em.

Ở các nước trên thế giới, các nhà máy sản xuất pin phải có trạch nhiệm thu hồi và xử lý pin. Do pin là sản phẩm chứa nhiều kim loại nặng độc hại như Mangan, thủy ngân, thạch tín.... Những chất này có thể theo nguồn nước gây ô nhiễm môi trường và có thể vào cơ thể con người. Còn ở Việt Nam, pin được thải vô tội vạ ra môi trường rất khó kiểm soát.

Cách cấp cứu ngộ độc pin

Khi bị ngộ độc pin, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng: Đau trong miệng, khó thở, đau nặng ở cổ họng, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, chảy nước dãi, giảm huyết áp...

Lúc này bạn cần cấp cứu nạn nhân ngay lập tức:

- Đầu tiên bạn cần sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức. Hãy gọi cho trung tâm y tế để được hỗ trợ sơ cứu cho nạn nhân.

- Ngay lập tức cho nạn nhân thuốc gây nôn để nạn nhân nôn ra hết những thực phẩm và pin ra ngoài.

- Sau đó đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Trước tình trạng thực bị trộn lõi pin và nhuộm đen bằng lõi pin, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm hiểu cách nhận biết thực phẩm nhuộm lõi pin, thật giả… để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

comment Bình luận

largeer