Cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí CO

Chỉ với 0,1% CO (Carbon monoxide) trong không khí cũng có thể gây nguy hiểm cho tình mạng con người. Nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
12/04/2018 11:35

Ngộ độc khí CO nguy hiểm như thế nào?

CO có tên đầy đủ là Cacbon monoxit. Đây là một chất khí không màu, không mùi, bắt chát và có độc tính cao. CO được thải ra trong quá trình đốt cháy các nhiêu liệu như xăng dầu, than đá hoặc được đốt cháy không hoàn toàn.

Khi CO nặng hơn không khí nên thường lắng động ở nơi sát mặt đất, đáy các hố sâu. Trong tự nhiên, khi CO lắng đọng ở hố cạn, nơi kín gió. Trong sinh hoạt, khí CO được sinh ra từ nhiên liệu ga, than, củi, xăng dầu… nhất là khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu không khí, thiếu oxy…

Ngộ độc khí CO có thể do hít vào và hấp thụ dễ dàng qua phổi. CO kết hợp với tuyến sắc tố trong hồng cầu tốt hơn so với oxy, từ đó khiến cho ít oxy đến được các mô cơ thể hơn.

Theo các chuyên gia, bất kỳ ai cũng có thể bị ngộ độc khí CO nếu vô tình hít phải. Tuy nhiên, công nhân trong các nhà máy khép kín, nơi hỏa hoạn, trẻ sơ sinh, người già, người mắc bệnh mãn tính, thiêu máu, khó thở có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn.

Empty

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí CO. Đốt than củi trong phòng kín là nguyên nhân gây ngộ độc khí CO

Ngộ độc khí CO cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể gây tổn thương hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn là tử vong. Theo nghiên cứu, chỉ 0,1% khí CO trong không khí cũng có thể gây nguy hiểm cho tình mạng.

Được biết, khi bị ngộ độc khí CO, nạn nhân thường có triệu chứng ban đầu như: cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ dẫn đến hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi ngủ say hoặc uống rượu khì khả năng tử vong sẽ rất cao.

Trong trường hợp nạn nhân bị nhiễm độc nặng thì biểu hiện trầm trọng hơn như: lượng HbCO tăng cao từ 10-20% sẽ gây nhức đầu, ói mửa và khó thở. Khi nồng độ HbCO lên cao 30-40% thì nhức đầu dữ dội, nhịp tim nhanh, có thể bất tỉnh.

Nếu lượng CO trên 40% thì hơi thở sẽ dồn dập, nghẹt cứng, hoặc ngưng thở. Có thể kèm theo tình trạng co giật, bất tỉnh tổn thương não vĩnh viễn. Mặt khác, lượng HbCO thấp khoảng 0,05% trong máu nhưng nếu hít phải khí CO kéo dài trên 30 phút cũng có thể gây tử vong.

Theo thống kê, ở Mỹ hàng năm có khoảng 20.000 người được cấp cứu do tiếp xúc với khí CO, trong đó phổ biến là trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Trong vài năm qua, tại Việt Nam cũng ghi nhận một số trường hợp ngộ độc do khí CO.

Vào ngày 26/12/2011, tại xóm Hương Đình, xã Quang Lộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh xảy ra vụ việc ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Vụ việc này đã khiến 3 người trong 1 gia đình tử vong.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí CO

Tác hại nguy hiểm nhất của khi bị ngộ độc khí CO là tử vong. Song có nhiều trường hợp được cứu chữa nhưng vẫn để lại di chứng nặng nề. Di chứng thần kinh, tâm thần thường gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc khí CO.

Sau khi phục hồi nhiều người bệnh thường suy giảm trí nhớ, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng, run, cơ mặt bị tê liệt. Biểu hiện trên được gọi là hội chứng thần kinh – tâm thần muộn, chiếm tới khoảng 40% trường hợp ngộ độc CO.

Để giảm thiểu các di chứng nguy hiểm, cách sơ cứu khi phát hiện người ngộ độc CO là vô cùng quan trọng. Theo đó, khi sơ cứu cần thực hiện theo các bước sau:

- Khi thấy nạn nhân bị ngạt khí CO cần mở hết tất cả các cửa gồm cửa chính, cửa sổ trong nhà để cho không khi tràn vào. Đồng thời, đưa ngay nạn nhân ra khỏi vùng khí độc.

- Trong thời gian đó cần gọi xe cứu thương và nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Empty

Cho nạn nhân thở oxy là một cách sơ cứu an toàn sau khi bị ngộ độc khí CO

- Nếu thấy nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh thì cần tiến hành hà hơi, thổi ngạt liên tục. Cho thở oxy nhiều lần trong ngày (3-4 lần/ngày, mỗi lần 10-20 phút).

- Dùng oxy cao áp có nhiều vấn đề phải giải quyết. Ðộc tính của oxy, tính gây ngủ của nitơ và bệnh giảm áp có thể xảy ra. Khi dùng oxy cao áp để điều trị nhiễm độc CO, cần phải để nạn nhân thở oxy 100% trong thời gian chuyển tới phòng tăng áp.

- Trong trường hợp bản thân người đang ở trong phòng kín mà sử dụng máy phát điện hoặc đồ sinh khí CO mà cảm thấy khó thở cần bật dậy đi ra ngoài, gọi người tới kiểm tra. Nếu để lâu có thể cơ thể sẽ lịm dần rơi vào hôn mê và tử vong.

- Sau khi mở cửa cần tắt ngay các thiết bị làm sản sinh khí CO, mở hết các cửa để khí CO thoát ra ngoài.

Để không bị ngộ độc khí CO, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên dùng than củi, củi để đốt trong phòng kín. Không chạy động cơ sử dụng xăng, dầu ở khu vực kín. Không sử dụng các thiết bị có ga trong phòng kín.

comment Bình luận

largeer