Cách chữa cước chân nhanh nhất

Cách chữa cước chân nhanh nhất. Những ngày trời mùa đông lạnh giá, tình trạng cước chân, cước tay xuất hiện với triệu chứng tây chân sưng tấy, ngứa ngáy, da rộp hoặc nứt, đau buốt. Đừng lo lắng, một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ đánh bay tình trạng cước chân tay.
09/01/2018 11:11

Chữa trị cước chân như thế nào?

Cước là tình trạng bệnh sưng tấy xuất hiện ở các đầu ngón chân và ngón tay, phù nề. Kèm theo đó là hiện tượng mẩn ngứa, đỏ rát khó chịu, thậm chí bị hoại tử. Bệnh này phổ biến vào những mùa lạnh và ai cũng dễ bị mắc phải.

Cach chua cuoc chan nhanh nhat

Cách chữa cước chân nhanh nhất. Cước chân là bệnh thường gặp vào những ngày mùa đông lạnh giá

Mùa đông, khi tiết trời nhiệt độ thấp, môi trường lạnh giá ảnh hưởng đến các mạch máu ngoại vi nằm dưới lớp da mỏng ở đầu ngón tay, chân.

Khi thời tiết quá lạnh và đầu ngón chân, ngón tay không được giữ ấm sẽ khiến các mạch máu sẽ co lại, làm chậm quá trình luu thông tuần hoàn máu. Điều này khiến cho đầu các ngón chân, ngón tay không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết để các tế bào dưới da hoạt động bình thường. Và điều tất yếu là dẫn đến tình trạng cước chân, cước tay. 

Cach chua cuoc chan nhanh nhat 4

Cước chân tay có biểu hiện sưng đỏ, ngứa rát và khó chịu ở đầu ngón tay, chân

Khi mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra khi được làm ấm đột ngột khiến vùng da này bị tổn thương, biểu hiện rõ nhất là sưng tấy đỏ, ngứa ngáy, lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử.

Để không bị cước chân hoặc cước tay, người dân cần phải:

Một, giữ ấm

Cần giữ ấm cho chân, tay khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh trong thời gian dài tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh.

Hai, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh

Không để chân tay tiếp xúc nhiều với nước lạnh như giặt đồ, rửa bát... quá lâu. Có thể đi những đôi giày chất liệu bằng nhựa để ngăn chặn sự tiếp xúc da chân với nước lạnh. Vào buổi tối nên ngâm chân vào nước ấm 5 - 10 phút để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Cach chua cuoc chan nhanh nhat 3

Giữ ấm cho chân, tay khi đi ra ngoài trời lạnh để cước chân thuyên giảm

Ba, dùng bài thuốc dân gian

Dùng lá lốt là bài thuốc dân gian trị cước chân hiệu quả. Đun một nắm lá lốt với nước rồi cho thêm một chút muối vào. Ngâm vùng da bị cước vào hỗn hợp nước này khoảng 2 lần trong ngày, cước chân sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn. Có thể kết hợp uống thuốc hoặc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sỹ để bệnh nhanh chóng bình phục.

Để làm dịu cơn ngứa rát do cước chân tay, có thể thoa một chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước.

Cach chua cuoc chan nhanh nhat 5

Cách chữa cước chân nhanh nhất bằng bài thuốc dân gian với lá lốt

Gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần.

Chú ý, khi bị cước, không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia… vì chúng làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn.

Phòng tránh bệnh cước chân như thế nào?

Các đầu ngón chân bị sưng đỏ gây đau và khó chịu vào mùa lạnh. Hiện tượng này theo y học hiện đại gọi là dị ứng thời tiết tại chỗ, trong dân gian là cước.

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể. Loại khí độc này mang tính lạnh và ẩm ướt. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh, bệnh năng hơn do thấp hợp hàn. Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân, đau mỏi khớp và cảm thấy đau buốt từ bắp chân đến đầu gối.

Cach chua cuoc chan nhanh nhat 6

Có các biện pháp phòng tránh và chữa bệnh cước chân hiệu quả

Bệnh xuất hiện ở những người lao động tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, đồ lạnh. Dưới đây là một số lời khuyên về phòng và chữa bệnh cước chân tay:

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt đeo găng tay và tất chân đầy đủ. Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ... và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ. Dùng bảo hộ như găng tay, ủng chân để giữ ấm khi làm việc ngoài trời.

Không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà… Khi làm việc nhà thì lên đeo găng tay để bảo vệ.

Không nên tiếp xúc với nước quá lạnh. Khi tắm cần sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm cơn ngứa.

Thường xuyên tập thể dục để giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn.

Trước khi ngủ, ngâm chân tay với nước gừng ấm khoảng 15 - 30 phút.

Hạn chế uống nhiều bia rượu và sử dụng thuốc lá.

Khi bị cước chỉ được xoa nhẹ nhàng, không gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng. Bị cước nặng cần đến cơ sở y tế thăm khám, không tự ý sử dụng thuốc, tránh các biến chứng xấu.

comment Bình luận

largeer