Cách phân biệt miến sạch và miến bẩn cho ngày Tết
Cách phân biệt miến sạch và miến bẩn cho ngày Tết
Những ngày đầu năm mới, nhu cầu sử dụng miến ngày càng tăng. Hiện nay, ên thị trường có rất nhiều loại miến được sử dụng từ nhiều nguồn gốc và thương hiệu khác nhau. Trong đó, miến dong là loại được người tiêu dùng ưa thích nhất.

Cách phân biệt miến sạch và miến bẩn cho ngày Tết. Miến là mặt hàng được tiêu thụ nhiều vào Tết
Phần lớn miến được sử dụng từ các làng nghề với những cơ sở sản xuất gia đình có quy mô khác nhau nên việc kiểm soát chất lượng miến gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở sản xuất miến vì lợi nhuận và doanh thu đã bất chấp an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng để sản xuất ra những loại miến bẩn, không đảm bảo vệ sinh.
Tại các làng, cơ sở sản xuất miến tận dụng bờ ao, đường làng, thậm chí là khu nghĩa địa... để phơi miến. Hơn nữa, họ còn dùng chân dẫm lên những sợi miến trước khi đưa ra thị trường bày bán. Nguy hiểm nhất là việc dùng chất tạo màu để làm miến bóng hơn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Nhận biết miến sạch và miến bẩn
Nhằm giúp người tiêu dùng tránh sử dụng miến bẩn, dưới đây là một vài mẹo nhỏ để nhận biết dễ dàng.
Màu sắc
Miến sạch không bị tẩy hoá chất, thường có màu trắng đục hoặc xám đen. Không nên mua những loại miến có màu sắc bắt mắt, vàng óng hay trắng tinh. Do những sợi miến dong nguyên chất nguyên chất từ củ dong riềng nên có độ trong, quánh, thơm và sạch.

Phân biệt miến sạch và miến bẩn thông qua màu sắc
Hình dáng bên ngoài
Các sợi miến dong nhỏ và có độ dài đều nhau, suôn thẳng còn miến bẩn thường khô giòn, dễ vụn nát, không đều và dính vào nhau.
Độ dai của miến
Miến dong sạch nguyên chất thường dai, khi nấu lên để lâu không bị nát.
Còn miến bẩn có chứa hoá chất thường nhũn, không dai khi nấu lên, để lâu sẽ bị bết lại.

Miến dong sạch khi nấu lên rất dai, không bị nát như miến bẩn
Mùi vị
Khi rửa miến, nếu có mùi thơm đặc trưng của dong riềng hay sắn, khoai tây thì đó là miến sạch, không bị sạn.
Miến bẩn do bị tẩy qua hoá chất nên không giữ được hương thơm đặc trưng của loại củ. Hơn nữa, việc ngâm tẩy rửa nhiều còn gây ra mùi hôi khó chịu và nhiều sạn.
Nguy cơ tiềm ẩn từ miến bẩn
Hiện nay, để làm tăng độ dai cho miến, bún hay bánh phở, người sản xuất thường dùng hàn the và chất tẩy bột trắng sunfit. Hầu hết các cơ sở sản xuất miến hoặc bún ở nước ta đều sản xuất theo khuôn thủ công, làm theo kinh nghiệm. Vì vậy, liều lượng hoá chất cho vào chế biến không theo tỷ lệ nhất định. Phần lớn tỷ lệ hàn the hay hoá chất cho vào chủ yếu vượt mức cho phép.

Dùng miến bẩn ngày Tết đem lại nhiều rủi ro không đáng có
Các cơ sở sản xuất miến sử dụng các loại hóa chất có tên là sunfit và thuốc tím (được nhập từ Trung Quốc) để tẩy trắng miến. Thông thường, mỗi tấn bột, họ cho 2 thìa cà phê hoá chất vào khuấy đều. Đợi khi hoá chất ngấm vào bột và làm trắng bột, họ mới lấy bột tráng bánh sản xuất miến. Ngoài ra, nhiều cơ sở còn thủ sẵn những chất như Na2SO3, axít H2CO3 và phụ gia để pha màu.
Bột ngấm hoá chất sẽ khiến cho miến có độ dai hơn, ăn có cảm giác ngon hơn chứ không bị bở, nhũn. Sau quá trình chế biến, sản phẩm ra đời là bánh miến. Bánh miến sau khi tráng được phơi cả bên lề đường đầy bụi bẩn, hoặc ngay sát bờ ruộng đầy cỏ rác.

Cơ sở sản xuất miến bẩn
Về thuốc nhuộm màu miến, cơ sở sản xuất miến sử dụng loại bột sắt. Loại bột này được sản xuất ở dạng tinh chế trong thực phẩm. Tuy nhiên, một nhóm bột sắt được tinh chế ở mức rất thấp không thể dùng bột màu thực phẩm. Do nó chứa nhiều kim loại độc như chì, thuỷ ngân, nhôm...
GS.TS Nguyễn Duy Thịnh (viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Đây là những chất độc, rất khó kiểm soát và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ví như, kim loại nhôm khi nhiễm sẽ gây ra bệnh thần kinh, gan, thiếu máu, loãng xương hoặc làm tổn thương gan, thận... Còn với kim loại chì, nếu trẻ nhỏ bị nhiễm sẽ có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ nhiễm độc càng cao, nhất là những trẻ dưới 6 tuổi do hệ thần kinh còn non yếu, khả năng thải độc chất chưa hoàn chỉnh".

Cách phân biệt miến sạch và miến bẩn cho ngày Tết. Miến bẩn có chứa nhiều hoá chất nguy hại cho sức khoẻ
Theo các chuyên gia chia sẻ, để phân biệt miến có độc hay không rất khó. Tuy nhiên, khi thấy miến có độ bóng và màu vàng khác thường hay trắng tinh không nên mua. Trước khi chế biến, nên rửa sạch miến với nước muối loãng để làm giảm thành phần hoá chất, chất bảo quản phân huỷ, giảm tính nguy cơ độc hại.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm