Cách phân biệt na chín tự nhiên và na ủ hóa chất

Cách phân biệt na chín tự nhiên và na ủ hóa chất. Tình trạng hoa quả được ủ hóa chất để thúc chín đang ngày càng phổ biến đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng. Na cũng là một trong những loại hoa quả bị lạm dụng hóa chất gây chín nhanh.
16/03/2018 10:15

Cẩn trọng với na ủ hóa chất

Quả na có vị ngọt, mềm, thịt màu trắng kem, có nhiều hạt màu đen và ăn rất ngon miệng. Đây là loại quả không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được biết với tác dụng giải độc, phòng bệnh rất tốt.

Na thường chín theo mùa và chỉ có từ tháng 8-9 hằng năm. Loại quả này rất nhanh chín, chỉ khoảng 1-2 ngày lại là loại quả khó vận chuyển nếu đã chín vì chúng dễ trầy xước vỏ, bẹp hoặc thâm đen. Do các đặc điểm này, na thường bị tẩm hóa chất để bảo quản hoặc thúc chín ép.

cach phan biet na chin tu nhien va na u hoa chat

Cách phân biệt na chín tự nhiên và na ủ hóa chất. Na ủ hóa chất không có giá trị dinh dưỡng mà còn chứa chất độc gây nguy hại cơ thẻ

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết: Acetylene và ethephon thường được chọn để ép chín trái cây vì rẻ tiền. Nếu dùng không đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe và sự an toàn cho người sử dụng.

Khi tiếp xúc với khí acetylene ở nồng độ trên 33%, con người có thể bị ngất xỉu. Các triệu chứng của ngộ độc acetylene thường là khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi, cháy rát da, có thể làm hỏng vĩnh viễn mắt và một số triệu chứng khác.

Cách chọn na không hóa chất

Về hình dáng bên ngoài

Na ngon:

- Nên chọn na có mắt to, màu trắng ngà và không bị thâm đen, nứt nẻ.

- Na có quả tròn,  mắt to, kẽ mắt trắng, da xanh non, cuống nhỏ, chín mềm không nứt.

- Lựa quả có vỏ mỏng, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống, đó là quả chín cây, ăn ngọt và thơm.

Na ngậm hóa chất:

- Quả na có nhiều vết nứt nẻ, va chạm và ở các vết đỏ có dấu hiệu chảy nước thì tuyệt đối không chọn, bởi na ăn sẽ không ngon, bị ủng và có thể bị ủ hóa chất kích chín.

- Na tẩm hóa chất có màu sắc không tự nhiên, quả nào cũng đều tăm tắp, không có vết nứt, cuống bị gẫy, vỏ khó bóc.

- Tránh chọn những quả na quá mềm, có vết thâm bên ngoài, đó là na non, bị ép chín, ủ hóa chất độc hại.

Về mùi vị

Na ngon: có mùi thơm dịu, ăn có vị ngọt mát.

Na ngâm hóa chất: do chín ép nên ăn rất nhạt, bị sượng và không có mùi vị đặc trưng của na.

Cách phân biệt các loại na

Ở miền Bắc na được chia làm 2 loại là na dai và na bở. Na dai có ưu điểm là ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.

Na Lạng Sơn được biết đến là ngon nhất, nơi đây được coi la vựa na lớn nhất cả nước với 2 khu vực trồng na nổi tiếng là: thị trấn Đồng Mỏ và na dai khu vực Đồng Bành.

Ở miền Nam có mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu cấp. Loại này chắc thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại khác. Những quả mãng cầu cấp có vỏ xù xì, múi không đều, không mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc.

cach phan biet na chin tu nhien va na u hoa chat 1

Cách phân biệt na chín tự nhiên và na ủ hóa chất. Na ủ hóa chất có thể gây hỏng mắt vĩnh viễn

Cách dấm na chín

Để cẩn thận, nhiều nhà mua na xanh để chắc chắn không bị tẩm hóa chất, sau đó tự dấm chín tại nhà bằng cách tự nhiên.

- Lót dưới đáy thùng dấm na một lớp lá nhãn rồi mới đặt na vào thùng.

- Đốt vài nén hương cắm vào trong rồi đóng chặt nắp thùng 1-2 ngày thì na sẽ chín ngay.

Với cách làm này, na sẽ chín tự nhiên, tuy màu không đẹp bằng na chín bằng hóa chất nhưng ăn ngon và ngọt lại đảm bảo chất lượng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn thành công và luôn khỏe mạnh.

comment Bình luận

largeer